Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

BẢO HỘ BÍ MẬT KINH DOANH

Khái niệm bí mật kinh doanh được quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, sửa đổi bổ sung 2009 như sau: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.

Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong khi thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác.

Theo định nghĩa trên của Luật Sở hữu trí tuệ, những thông tin được coi là bí mật kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện:

- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được;

- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó;

- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được.

Theo quy định trên thì các điều kiện mà bí mật kinh doanh cần đáp ứng đó là:

Thứ nhất, không phải là hiểu biết thông thường hoặc không dễ dàng có được. Đây có thể coi là điều kiện về tính sáng tạo của bí mật kinh doanh. Các thông tin này là thành quả của cả quá trình đầu tư tài chính của chủ sở hữu (như tiền bạc đầu tư cho các trang thiết bị cơ sở vật chất để phục vụ cho việc nghiên cứu, tiền bạc đầu tư cho việc thuê nghiên cứu, sáng tạo) hay là sự đúc rút của cả quá trình đầu tư trí tuệ (như chủ sở hữu đã dày công tìm tòi, phát hiện, nỗ lực nghiên cứu, thí nghiệm) hoặc là sự kết tụ của cả hoạt động đầu tư tài chính lẫn đầu tư trí tuệ. Nếu một người có trình độ trung bình trong lĩnh vực tương ứng sẽ không thể thu được những sự hiểu biết được gọi là bí mật kinh doanh như vậy.

Thứ hai, có tính hữu ích (hay còn gọi là giá trị thương mại kinh tế của bí mật kinh doanh) . Tri thức, thông tin được bảo hộ là bí mật kinh doanh nếu nó tạo ra cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế hơn so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh đó. Để có được bí mật kinh doanh doanh, doanh nghiệp phải đầu tư rất nhiều tiền của, công sức để thu thập, phát triển, bảo mật bí mật kinh doanh và đổi lại, bí mật kinh doanh tạo ra những giá trị kinh tế độc lập cho người nắm giữ nó.

Giá trị thương mại của thông tin được xem xét ở 2 góc độ: Thứ nhất, đối với đối thủ cạnh tranh thể hiện ở giá trị kinh tế mà đối thủ cạnh tranh phải trả để có được thông tin đó như đầu tư tài chính, nhân lực (cho nghiên cứu, phát triển) để thu được thông tin đó hoặc số tiền phải trả để có quyền biết và sử dụng thông tin đó một cách hợp pháp; thứ hai, đối với chủ thể nắm giữ thông tin thể hiện ở các giá trị kinh tế cho công việc kinh doanh hiện tại hoặc tạo ra cho mình một lợi thế cạnh tranh (về lợi nhuận và danh tiếng) đối với các đối thủ không biết hoặc không sử dụng thông tin đó.

Thứ ba, tính bảo mật. Bí mật kinh doanh phải được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để thông tin đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được. Để được bảo hộ là bí mật kinh doanh , một trong những điều kiện quan trọng là thông tin còn được tồn tại trong tình trạng bí mật. Một thông tin cũng được coi là có tính bí mật nếu như chỉ có một phạm vi hạn chế những người trực tiếp sử dụng thông tin đó trong doanh nghiệp biết được thông tin và có trách nhiệm giữ bí mật. Các biện pháp bảo mật thích hợp được chủ thể nắm giữ thông tin áp dụng như:

- Biện pháp hạn chế việc biết được hoặc tiếp cận được thông tin: Biện pháp cất giữ thông tin (cất trong két sắt, cất giữ thông tin không theo trật tự vốn có của nó…). Biện pháp chống tiếp cận thông tin (mã hoá thông tin, mã truy cập thông tin…).

- Biện pháp chống việc bộc lộ thông tin: Kí kết các dạng hợp đồng bảo mật, hợp đồng lao động trong đó quy định trách nhiệm của người được biết hoặc tiếp cận thông tin không được bộc lộ thông tin hoặc khống được tìm cách biết được thông tin mà mình được tiếp cận.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về Bảo hộ bí mật kinh doanh theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

NTĐ

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo