Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

TƯ VẤN VẤN ĐỀ SỞ HỮU NHÀ Ở CỦA NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Việt Nam trong những năm gần đây luôn nằm trong danh sách các quốc gia đáng sống nhất thế giới. Chính vì vậy, nhu cầu nhà ở của người nước ngoài, đặc biệt là các Việt kiều tại Việt Nam cũng tăng rõ rệt. Luật Nhà ở năm 2014 cũng đã có các quy chế pháp lý đối với việc sở hữu nhà ở cho những đối tượng ở nước ngoài. Cụ thể các quy định đó ra sao, xin mời các bạn tham khảo bài viết “ Tư vấn vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài tại Việt Nam” của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Đất đai năm 2013;

- Luật Nhà ở 2014;

- Luật Quốc tịch 2008, sửa đổi 2014;

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở


II. NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Thế nào là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo pháp luật về quốc tịch, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài. Trong đó, công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam; người gốc Việt Nam là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tác huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về việc sử dụng đất và sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cụ thể:

- Tại Luật Đất đai, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là một trong các đối tượng trở thành người sử dụng đất khi Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất, nhận chuyển quyền sử dụng đất.

- Tại Luật Nhà ở, người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng thuộc một trong các đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.

2. Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

So với các quy định trước đây, thì các điều kiện để được công nhận quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam ngày càng có xu hướng đơn giản hơn nhằm tạo ra các cơ hội cho nhóm người này được sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Cụ thể:

Thứ nhất, Theo điều 8 Luật Nhà ở 2014 quy định cho phép người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu “được phép nhập cảnh vào Việt Nam” thì có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam. Khi đã được công nhận quyền sở hữu nhà ở thì chủ sở hữu nhà ở là người Việt Nam định cư ở nước ngoài cũng có đầy đủ các quyền như cá nhân trong nước.

Thứ hai, Có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

- Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải có giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

- Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn có giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận la người gốc Việt Nam do Sở tư pháp hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định.

Trong đó, việc xin “Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam” , theo Thông tư liên tịch số 05/2013/TTLT-BTP-BNG-BCA, người Việt Nam định cư ở nước ngoài có thể nộp hồ sơ trực tiếp hoặc gửi quan bưu điện đến Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước mình cư trú hoặc kiêm nhiệm hoặc nơi thuận tiện nhất, hoặc Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài hoặc Sở tư pháp nơi cư trú trong nước. Trong thời hạn 05 ngày làm việc các cơ quan trên phải xem xét giấy tờ và kiểm tra, đối chiếu, nếu thấy đủ cơ sở thì cấp Giấy xác nhận là người gốc Việt Nam; trường hợp không đủ cơ sở thì phải thông báo lại để biết.

3. Hình thức sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua các hình thức sau:

- Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản (sau đây gọi chung là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản);

-Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật;

4. Thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho chủ sở hữu là người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Theo điều 37 Nghị định 43/2014/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền như sau;

“1. Đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì Sở Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất đã được cấp Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng, trong các trường hợp sau:

………..

2. Đối với địa phương chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 của Nghị định này thì việc cấp Giấy chứng nhận cho các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thực hiện như sau:

…………..

b) Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.”

Như vậy, đối với địa phương đã thành lập Văn phòng đăng ký đất đai theo quy định thì Sở Tài nguyên môi trường cấp Giấy chứng nhận cho người sở hữu nhà ở. Đối với địa phương chưa thành lập văn phòng đăng ký đất đai thì theo thì Ủy ban nhân dân huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sở hữu nhà ở.

5. Trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam Nam của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở là chứng thư pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sở hữu nhà ở hợp pháp của người có quyền sở hữu nhà ở, qua đó các quyền này được Nhà nước công nhận và bảo hộ. Khoản 1 Điều 9 Luật Nhà ở 2014 quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có đủ điều kiện và có nhà ở hợp pháp quy định tại Điều 8 của Luật này thì được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) đối với nhà ở đó. Nhà ở được cấp Giấy chứng nhận phải là nhà ở có sẵn.”. Điều 6 Nghị định 99/2015/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài có giấy tờ chứng minh tạo lập nhà ở hợp pháp (tuân thủ điều kiện và hình thức) theo quy định của Luật Nhà ở, pháp luật kinh doanh bất động sản và pháp luật có liên quan (bao gồm cả nhà ở được đầu tư xây dựng theo quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt trong các dự án quy định tại Khoản 2 Điều 17 của Luật Nhà ở) và có giấy tờ chứng minh đối tượng được sở hữu nhà ở theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này thì được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó”. Như vậy, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài hoàn toàn được quyền cấp giấy chứng nhận sở hữu nhà ở.

Trình tự, thủ tục để được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam sẽ nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục đăng ký. Hồ sơ nộp ở UBND xã hoặc Văn phòng đăng ký đất đai

Bước 2: Thụ lý hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện các hoạt động chuyên môn để xử lý hồ sơ. Nếu hồ sơ hợp lệ thì các cơ quan này phải thông báo lại với người nộp hồ sơ để bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.

Bước 3: Trả kết quả

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận nhà ở cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm trả Giấy chứng nhận sau khi hoàn tất thủ tục hồ sơ và nghĩa vụ tài chính có liên quan.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Trần Hà)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Đăng ký và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đâu;

Thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của cá nhân khi sử dụng đất lâu đời mà không có giấy tờ;



Gọi ngay

Zalo