Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHÊNH LỆCH DIỆN TÍCH THỰC TẾ TRONG MUA BÁN ĐẤT

TƯ VẤN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CHÊNH LỆCH DIỆN TÍCH THỰC TẾ TRONG MUA BÁN ĐẤT

Bạn mua đất nhưng phát hiện diện tích đất thực tế nhỏ hơn so với diện tích ghi trên sổ đỏ? Bạn muốn đòi lại diện tích đất còn thiếu? Vậy bạn cần phải làm gì để có thể đòi lại được diện tích đất đó. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn về vấn đề này như sau:

I. Cơ sở pháp lý

- Luật Đất Đai năm 2013;

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai năm 2013;

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2014/NĐ-CP.


II. Nội dung tư vấn

Trường hợp 1: Nếu xác định có hộ gia đình, cá nhân lấn chiếm đất thì có thể gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền theo Điều 203 Luât đất đai 2013

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

+ Đối với tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

+ Đối với các tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai 2013 thì đương sự chỉ được lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Sau khi yêu cầu UBND có thẩm quyền giải quyết nhưng không đồng ý với quyết định giải quyết đó thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại TAND theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.

Thủ tục giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại UBND cấp huyện:

Bước 1. Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai

Người có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai nộp đơn tại UBND huyện.

Bước 2. Giải quyết đơn yêu cầu

– Chủ tịch UBND huyện giao cơ quan tham mưu giải quyết.

– Cơ quan tham mưu có nhiệm vụ:

+ Thẩm tra, xác minh vụ việc;

+ Tổ chức hòa giải giữa các bên tranh chấp;

+ Tổ chức cuộc họp các ban, ngành có liên quan để tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai (nếu cần thiết);

+ Hoàn chỉnh hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp ban hành quyết định giải quyết tranh chấp đất đai.

Lưu ý: Hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm:

– Đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai;

– Biên bản hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã; biên bản hòa giải trong quá trình giải quyết tranh chấp;

– Trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp và các tài liệu làm chứng cứ, chứng minh trong quá trình giải quyết tranh chấp;

– Báo cáo đề xuất và dự thảo quyết định giải quyết tranh chấp hoặc dự thảo quyết định công nhận hòa giải thành.

Bước 3. Ban hành quyết định giải quyết tranh chấp

Chủ tịch UBND huyện ban hành quyết định giải quyết tranh chấp hoặc quyết định công nhận hòa giải thành, gửi cho các bên tranh chấp, các tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan.

- Nếu đồng ý kết quả giải quyết tranh chấp thì kết thúc tranh chấp.

- Không đồng ý kết quả giải quyết thì:

+ Khiếu nại đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh hoặc

+ Khởi kiện tại Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính (khởi kiện quyết định hành chính hoặc hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện).

- Thời hạn giải quyết: Không quá 45 ngày;

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện (như trên)

Bước 2. Nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản

Bước 3. Tòa thụ lý và giải quyết

Trường hợp 2: Nếu trong trường hợp việc thiếu đất là do người chủ cũ chuyển nhượng thiếu. Căn cứ theo Điều 410 Bộ luật dân sự 2015 thì người chủ đất phải có nghĩa vụ chuyển nhượng đúng diện tích đất đã thỏa thuận:

+ Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thỏa thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình, trừ trường hợp pháp luật quy định

+ Trường hợp các bên không thỏa thuận bên nào thực hiện nghĩa vụ trước thì các bên phải đồng thời thực hiện nghĩa vụ đối với nhau; nếu nghĩa vụ không thể thực hiện đồng thời thì nghĩa vụ nào khi thực hiện mất nhiều thời gian hơn thì nghĩa vụ đó phải được thực hiện trước.

Như vậy, bạn có quyền yêu cầu Tòa án nhân dân quận huyện nơi có miếng đất giải quyết buộc người chủ đất phải thực hiện đúng nghĩa vụ giao đất.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về giải quyết tranh chấp chênh lệch diện tích thực tế trong mua bán đất. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Liệu)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan

Các trường hợp thu hồi đất trái pháp luật

Bồi thường khi nhà nước thu hồi đất

Thủ tục giải chấp sổ đỏ theo quy định của pháp luật 2020

Tư vấn giải quyết tranh chấp về hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại Tòa án nhân dân



Gọi ngay

Zalo