Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

THỦ TỤC XIN CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN SỞ HỮU NHÀ Ở

THỦ TỤC XIN CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN SỞ HỮU NHÀ Ở

Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là chứng từ pháp lý để nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất. Giấy tờ này có vai trò quan trọng trong nhiều giao dịch trên thực tế. Nên nếu không may làm mất giấy chứng nhận thì sẽ phải làm thế nào. Bài viết “Thủ tục xin cấp lại giấy chứng nhận sở hữu nhà ở” của công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giải đáp vấn đề này giúp các bạn.

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Đất đai năm 2013;

- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP sửa đổi nghị định hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Thông tư 23/2014/TT-BTNMT quy định về giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản găn liền với đất;

- Thông tư 24/2014/TT-BTNMT về hồ sơ địa chính do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.


II. NỘI DUNG TƯ VẤN

1. Thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận sở hữu nhà ở

Việc cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất là một trong các thủ tục hành chính về đất đất đai. Theo nghị định 43/2014/NĐ-CP thì thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận như sau:

- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết yêu cầu cấp lại Giấy chứng nhận là Văn phòng đăng ký đất đai.

Đối với trường hợp nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài;Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.

- Ngoài ra, một số trường hợp có thể nộp ở UBND xã: Theo đó hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả.

- Địa phương đã tổ chức bộ phận một cửa để thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của Chính phủ (hiện nay thường được tổ chức ở các trung tâm hành chính công ) thì các cơ quan có thẩm quyền theo quy định sẽ thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả thông qua bộ phận một cửa theo Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

2. Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận sở hữu nhà ở

Bước 1: Trình báo báo về việc mất giấy chứng nhận sở hữu nhà ở

Theo quy định tại Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP thì khi mất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở thì phải khai báo với cơ quan có thẩm quyền.

Đối với hộ gia đình và cá nhân, cộng đồng dân cư phải khai báo với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất về việc bị mất Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm niêm yết thông báo mất Giấy chứng nhận tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, trừ trường hợp mất giấy do thiên tai, hỏa hoạn.

Tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải đăng tin mất Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp lại giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở

Theo quy định, thông báo mất giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở phải được niêm yết trong vòng 30 ngày tại trụ sở Ủy ban nhân xã đối với trường hợp của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc kể từ ngày đăng tin lần đầu trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương đối với trường hợp của tổ chức trong nước, cơ sở tôn giáo, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Sau thời hạn 30 ngày kể từ ngày niêm yết này mà không có thông tin về giấy tờ bị mất thì người bị mất Giấy chứng nhận nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận.

Hồ sơ nộp bao gồm các giấy tờ sau:

- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK (Thông tư 24/2014TT-BTNMT);

- Giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc đã niêm yết thông báo mất giấy trong thời gian 15 ngày đối với hộ gia đình và cá nhân; giấy tờ chứng minh đã đăng tin 03 lần trên phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương về việc mất Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư; trường hợp mất Giấy chứng nhận do thiên tai, hỏa hoạn phải có giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc thiên tai, hỏa hoạn đó.

Địa điểm nộp hồ sơ: Văn phòng đăng ký hoặc Ủy ban nhân dân xã (Phù hợp với thẩm quyền giải quyết đã nếu ở phần Thẩm quyền giải quyết bên trên)

Bước 3: Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và thụ lý hồ sơ

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải xem xét hồ sơ hợp lệ hay chưa.. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Việc thụ lý hồ sơ sẽ tiến hành các hoạt động như: Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất; lập hồ sơ trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định này ký quyết định hủy Giấy chứng nhận bị mất, đồng thời ký cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Bước 4: Nhận kết quả

Kết quả sẽ được nhận trong thời gian ghi trong giấy hẹn hoặc thông báo nhận kết quả. Người nộp hồ sơ nộp ở cơ quan nào thì sẽ đến cơ quan đó nhận Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở. Theo đó, Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.

3. Thời gian giải quyết

Thời gian giải quyết hồ sơ là không quá 10 ngày tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật; không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất; không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thì thời gian thực hiện đối với được tăng thêm 10 ngày.

4. Phí, lệ phí thực hiện cấp lại giấy chứng nhận sở hữu nhà ở

Đối với phí, lệ phí để thực hiện cấp lại giấy chứng nhận sở hữu nhà ở thì tùy từng địa phương mà mức phí có thể khác nhau theo quy định của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Trần Hà)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do bị mất;

Lấy lại sổ đỏ đang bị chiếm giữ trái phép;

Các trường hợp không đất không sử dụng sẽ bị thu hồi;



Gọi ngay

Zalo