Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ TẠI NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC SỞ HỮU NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI VIỆT NAM?

NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ TẠI NƯỚC NGOÀI CÓ ĐƯỢC SỞ HỮU NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI ĐẤT TẠI VIỆT NAM?

Cùng với xu hướng mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, số lượng người nước ngoài cũng như người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến và trở về Việt Nam để đầu tư, kinh doanh, sinh sống, làm việc,… ngày càng lớn. Nhưng không phải ai cũng hiểu rõ những quy định của pháp luật về vấn đề này, liệu người Việt Nam định cư tại nước ngoài có được sở hữu đất tại Việt Nam? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để bạn hiểu rõ vấn đề này trong bài viết dưới đây:

I, Căn cứ pháp lý

+ Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008

+ Luật nhà ở năm 2014

+ Nghị định số 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật nhà ở

+ Luật đất đai năm 2013 sử đổi, bổ sung năm 2019


II, Nội dung tư vấn

1, Người Việt Nam định cư tại nước ngoài là gì?

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài.

Người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài là người Việt Nam đã từng có quốc tịch Việt Nam mà khi sinh ra quốc tịch của họ được xác định theo nguyên tắc huyết thống và con, cháu của họ đang cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài

2, Điều kiện để sở hữu nhà ở tại Việt Nam của người Việt Nam định cư tại nước ngoài

Điều kiện được công nhận quyền sở hữu nhà ở đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài:

+ Được phép nhập cảnh vào Việt Nam

+ Phải có nhà ở hợp pháp thông qua hình thức:

- Mua, thuê mua nhà ở thương mại của doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh bất động sản;

- Mua, nhận tặng cho, nhận đổi, nhận thừa kế nhà ở của hộ gia đình, cá nhân;

- Nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại được phép bán nền để tự tổ chức xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật.

+ Người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam.

+ Phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật và không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Khi làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thì đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy tờ sau đây:

+ Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu.

+ Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Lưu ý:

+ Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định Nghị định số 99/2015/NĐ-CP.

3, Những quy định về việc sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài

3.1, Quyền sở hữu nhà ở

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Sở hữu nhà ở tại Việt Nam thông qua một số hình thức: Đầu tư xây dựng nhà ở để bán, cho thuê, hay mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và được sở hữu nhà ở trong các trường hợp sau:

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài về đầu tư lâu dài tại Việt Nam, là người trực tiếp hoạt động đầu tư theo quy định của pháp luật và được cấp giấy chứng nhận đầu tư.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài có công đóng góp cho đất nước.

- Nhà hoạt động văn hóa, khoa học có nhu cầu về hoạt động thường xuyên tại Việt Nam.

- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép về sống ổn định tại Việt Nam thì được mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở như người Việt Nam ở trong nước và cũng không hạn chế số lượng nhà ở được sở hữu.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc các trường hợp trên nhưng đã về Việt Nam cư trú với thời hạn được phép từ 6 tháng trở lên trong cùng thời gian cư trú tại Việt Nam được sở hữu một nhà ở riêng lẻ hoặc một căn hộ.

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài không thuộc diện được sở hữu nhà ở hoặc được sở hữu hạn chế về số lượng nhà ở tại Việt Nam theo quy định trên, nếu được tặng cho, được thừa kế nhà ở thì chỉ được hưởng giá trị quy đổi của nhà ở đó.

3.2, Mua, bán nhà ở

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài được tham gia các giao dịch về mua bán, tặng cho, thừa kế nhà ở tại Việt Nam cần phải thực hiện theo các quy định:

-Thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở và phải có đủ điều kiện theo quy định của Luật Nhà ở.

- Thực hiện việc mua bán, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở theo đúng các quy định của pháp luật

- Những người không thuộc diện quy định tại Luật Nhà ở hoặc những người thuộc diện quy định của Luật Nhà ở nhưng đang có sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở thì được hưởng giá trị quy đổi của nhà ở đó.

Các hợp đồng mua bán, thuê, mua, tặng cho, đổi, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở phải được ký kết bằng văn bản và nội dung của các hợp đồng này phải phù hợp với qui định của Luật Nhà ở và quy định của BLDS. Trường hợp nếu là pháp nhân tặng cho nhà ở thì phải có văn bản tặng cho.

3.3, Thuê nhà ở

Người Việt Nam định cư ở nước ngoài đang ở Việt Nam có nhu cầu thuê nhà ở sẽ được thuê nhà để ở tại Việt Nam. Khi tham gia ký kết hợp đồng thuê nhà, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải thực hiện các quy định:

- Phải có đủ điều kiện được thuê nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật Nhà ở.

- Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật

- Bên thuê nhà ở phải thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người thuê theo qui định của Luật Nhà ở, BLDS và Nghị định 90.

- Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của hai bên theo quy định của pháp luật. Trường hợp cá nhân thuê nhà dưới 6 tháng hoặc bên cho thuê là tổ chức có chức năng kinh doanh nhà ở thì hợp đồng thuê nhà ở không phải công chứng, chứng thực.

Trên đây là những tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về trường hợp người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với đất.

(Ngọc)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

-Tư vấn vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư tại nước ngoài



Gọi ngay

Zalo