Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ LẤN, CHIẾM ĐẤT ĐAI

Hiện nay, tình trạng vi phạm trong quản lý và sử dụng đất còn rất phổ biến biểu hiện dưới nhiều hình thức như giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất trái thẩm quyền; xây dựng mở rộng các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng mà không tiến hành thủ tục, giao đất, thu hồi đất, chuyển nhượng đất trái pháp luật… Đặc biệt là vấn đề lấn chiếm đất của người khác. Người sử dụng đất không biết nên làm gì khi người khác có hành vi lấn, chiếm quyền sử dụng đất của mình? Không biết đến cơ quan nào để giải quyết tranh chấp? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải quyết vấn đề trên.

I. Căn cứ pháp lý

- Luật lao động 2013;

- Nghị định 43/2014 NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai;

- Nghị định 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật đất đai.

II. Nội dung tư vấn

1. Trình tự hòa giải tranh chấp đất đai

- Điều 202 Luật đất đai 2013 quy định trình tự hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã quy định:

+ Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

+ Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải….”

2. Các bước trình tự hòa giải tranh chấp cụ thể:

- Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ- CP được hướng dẫn bởi khoản 57 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ- CP quy định chi tiết trình tự hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân xã như sau:

Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ và các công việc phải thực hiện của Ủy ban nhân dân xã.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình phải phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội ở địa phương. Thời hạn hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là việc hòa giải không thành.

Bước 2: Lập biên bản hòa giải khi giải quyết tranh chấp

Kết quả hòa giải tranh chấp đất đai phải được lập thành biên bản. Biên bản hòa giải phải có chữ ký của Chủ tịch Hội đồng, các bên tranh chấp có mặt tại buổi hòa giải, các thành viên tham gia hòa giải và phải đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã; đồng thời phải được gửi ngay cho các bên tranh chấp và lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Tổng thời gian tiến hành hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã là 45 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp của người sử dụng đất.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về giải quyết vấn đề lấn, chiếm đất đai. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Ngọc Diệp)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết liên quan:

- Trình tự thủ tục hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất tại quận Cầu Giấy Hà Nội



Gọi ngay

Zalo