Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI HIỆN HÀNH

ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT ĐẤT ĐAI HIỆN HÀNH

Đăng ký quyền sử dụng đất là việc ghi nhận tình trạng pháp lý quyền sử dụng đất của chủ thể sử dụng đất vào trong hồ sơ địa chính. Đăng ký sử dụng đất là quan trọng vì khi có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản trên đất thì chủ sở hữu muốn thế chấp tài sản ở ngân hàng để làm ăn hoặc bán đất, tài sản trên đất mới có thể thực hiện được. Bạn hiện đăng sở hữu một mảnh đất nhưng chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng, chính vì vậy bạn muốn hiểu rõ quy định pháp luật hiện hành về việc đăng ký quyền sử dụng đất? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để giải quyết những khó khăn này trong bài viết dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý

- Luật đất đai năm 2013


II. Nội dung tư vấn

1. Các hình thức đăng ký quyền sử dụng đất

Đăng ký đất đai bao gồm 2 trường hợp:

Đăng ký đất đai ban đầu: Đây là hình thức đăng ký đất đai được thực hiện đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất lâu dài, người sử dụng đất nhận quyền sử dụng đất từ tổ chức, cá nhân khác, nhưng chưa đăng ký sử dụng đất lần nào. Mục đích của hình thức đăng ký đất đai này nhằm xác lập quyền sử dụng đất hợp pháp trước Nhà nước và được Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Đăng ký biến động: Đây là hình thức đăng ký đất đai được thực hiện khi có các biến động về mục đích sử dụng đất, diện tích đất…. trong quá trình sử dụng đất. Mục đích của việc đăng ký này nhằm giúp Nhà nước cập nhật đầy đủ và kịp thời những biến động về đất đai trong quá trình sử dụng của chủ sở hữu đất.

2. Điều kiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác trên đất

Căn cứ theo quy định tại Điều 99 Luật Đất đai năm 2013 có quy định cụ thể các trường hợp sử dụng đất được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất:

Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho những trường hợp sau đây:

- Người đang sử dụng đất có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định tại các điều 100, 101 và 102 của Luật này;

- Người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ sau ngày Luật này có hiệu lực thi hành;

- Người được chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, được thừa kế, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất; người nhận quyền sử dụng đất khi xử lý hợp đồng thế chấp bằng quyền sử dụng đất để thu hồi nợ;

- Người được sử dụng đất theo kết quả hòa giải thành đối với tranh chấp đất đai; theo bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án hoặc quyết định giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đã được thi hành;

- Người trúng đấu giá quyền sử dụng đất;

- Người sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế;

- Người mua nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

- Người được Nhà nước thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở; người mua nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;

- Người sử dụng đất tách thửa, hợp thửa; nhóm người sử dụng đất hoặc các thành viên hộ gia đình, hai vợ chồng, tổ chức sử dụng đất chia tách, hợp nhất quyền sử dụng đất hiện có;

- Người sử dụng đất đề nghị cấp đổi hoặc cấp lại Giấy chứng nhận bị mất.

3. Trình tự đăng ký quyền sử dụng đất

Trình tự đăng ký quyền sử dụng đất bao gồm các bước sau:

Bước 1: Chủ thể xin cố yêu cầu đăng ký sử dụng đất nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân câp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn chuyển hồ sơ lên Ủy ban nhân dân cấp Huyện.

Bước 2: Bộ phận có thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra hồ sở và viết phiếu hẹn ngày trả kết quả.

Bước 3: Chuyển hồ sơ đến Phòng Đăng ký quyền sử dụng đất

Bước 4: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất sẽ thẩm tra hồ sơ, xác minh thực địa khi cần thiết, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn có trách nhiệm trong việc thẩm tra, xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về tình trạng tranh chấp đất đai.

Bước 5: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ; xác nhận vào đơn xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với trường hợp đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận và ghi ý kiến đối với trường hợp không đủ điều kiện.

Bước 6: Văn phòng Đăng ký Quyền sử dụng đất chuyển kết quả cho Bộ phận trả cho người sử dụng đất hoặc trả kết quả cho Ủy ban nhân dân xã để trả cho người sử dụng đất.

Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn về việc đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Huyền)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo