Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ CĂN CỨ XÁC LẬP, CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

TƯ VẤN VỀ CĂN CỨ XÁC LẬP, CHẤM DỨT QUYỀN SỞ HỮU

Quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự, nên giống như bất cứ một quan hệ pháp luật nào khác, quyền sở hữu cũng có căn cứ phát sinh. Mỗi quốc gia khác nhau có các quy định khác nhau về căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu. Ngay trong một quốc gia, trong từng giai đoạn lịch sử nhất định thì căn cứ xác lập quyền sở hữu cũng được quy định khác nhau. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn làm rõ những quy định của pháp luật Việt Nam về căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu trong bài viết sau:

I. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật dân sự 2015


II. Nội dung tư vấn

1. Thế nào là căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu?

Căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu là những sự kiện pháp lý do pháp luật quy định mà khi xuất hiện những sự kiện đó thì quyền sở hữu của một chủ thể đối với tài sản sẽ được phát sinh, chấm dứt.

2. Những trường hợp nào thì quyền sở hữu được xác lập đối với tài sản?

- Xác lập do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ..

- Xác lập do được chuyển quyền sở hữu theo hợp đồng hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Xác lập quyền sở hữu do được thu hoa lợi, lợi tức.

- Xác lập đối với vật mới do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến.

- Xác lập do được thừa kế tài sản.

- Xác lập đối với tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu; tài bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm; Tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên.

- Xác lập theo thời hiệu do chiếm hữu, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.

3. Những trường hợp nào thì chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản?

- Quyền sở hữu phát sinh đối với chủ thể này có thể là căn cứ làm chấm dứt quyền sở hữu đối với chủ thể khác. Như vậy, quyền sở hữu chấm dứt tương ứng trong trường hợp quyền sở hữu được chủ thể khác xác lập theo hợp đồng (mua bán, trao đổi, tặng cho, cho vay), thông qua việc hưởng thừa kế, tài sản bị trưng mua, bị tịch thu, tài sản mà người khác được quyền xác lập quyền sở hữu (đối với vật bị đánh rơi, bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được lập quyền sở hữu theo quy định pháp luật).

- Ngoài ra, quyền sở hữu có thể chấm dứt trong trường hợp chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu, tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu, tài sản bị tiêu hủy.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về quy định của pháp luật về căn cứ làm phát sinh, chấm dứt quyền sở hữu tài sản. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đạt)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

Xem thêm các bài viết liên quan:

- Tư vấn về quy định của pháp luật về tài sản

- Tư vấn về hợp đồng mua bán hàng hóa



Gọi ngay

Zalo