Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN, QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI QUẢN LÝ DI SẢN.

Sau khi người để lại di sản qua đời, chủ thể của quyền sở hữu đối với tài sản không còn trong khi những người thừa kế chưa xác lập quyền sở hữu đối với tài sản cụ thể trong khối di sản. Mặt khác, theo phong tục thì việc chia di sản không tiến hành ngay khi người để lại di sản chết, mà khối di sản cần phải được quản lý, bảo quán, tránh mất mát, hư hỏng. Chính vì vậy, pháp luật có quy định cụ thể về người quản lý di sản của người để lại di sản.


Người quản lý di sản là người có quyền nắm giữ quản lý tài sản của người chết để lại trong thời gian di sản chưa được chia cho những người thừa kế.

Người quản lý di sản được quy định tại Điều 616 Bộ luật dân sự 2015, cụ thể là:

“1. Người quản lý di sản là người được chỉ định trong di chúc hoặc do những người thừa kế thỏa thuận cử ra.

2. Trường hợp di chúc không chỉ định người quản lý di sản và những người thừa kế chưa cử được người quản lý di sản thì người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản tiếp tục quản lý di sản đó cho đến khi những người thừa kế cử được người quản lý di sản.

3. Trường hợp chưa xác định được người thừa kế và di sản chưa có người quản lý theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì di sản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý.”

Theo quy định trên thì người quản lý di sản được xác định theo các trường hợp dưới đây:

Thứ nhất, là người được người để lại di sản xác định trong di chúc. Đây là trường hợp người để lại di sản có di chúc và trong di chúc đó đã xác định cá nhân hay tổ chức bất kỳ là người quản lý di sản.

Thứ hai, là người được những người hưởng thừa kế thỏa thuận cử ra. Trong thời gian di sản thừa kế chưa được chia, những người thừa kế có thể thỏa thuận và cử ra cá nhân hay tổ chức bất kỳ là người quản lý di sản. Tuy nhiên, những người thừa kế chỉ được thỏa thuận đề cử người quản lý di sản trong trường hợp người để lại di sản không có di chúc hoặc có di chúc nhưng trong di chúc không xác định ai là người quản lý di sản.

Thứ ba, là người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản. Người đang thực tế chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản có thể là người đã giao kết một giao dịch dân sự với người để lại di sản như ủy quyền quản lý tài sản, cho thuê, cho mượn tài sản, có thể là người cùng quản lý, sử dụng khối di sản đó với người để lại di sản lúc họ còn sống.

Thứ tư, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong trường hợp chưa xác định được người thừa kế, chưa có người quản lý di sản và thực tế di sản trong tình trạng không có người quản lý thì Ủy ban nhân dân cơ sở nơi có tài sản đó là người quản lý di sản cho đến khi xác định được người thừa kế.

Điều 617 BLDS 2015 quy định nghĩa vụ của người quản lý di sản:

- Người quản lý di sản thuộc trường hợp chỉ định trong di chúc hoặc do người thừa kế thỏa thuận cử ra hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý có các nghĩa vụ sau đây:

+ Lập danh mục di sản; thu hồi tài sản thuộc di sản của người chết mà người khác đang chiếm hữu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

+ Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác, nếu không được những người thừa kế đồng ý bằng văn bản;

+ Thông báo về tình trạng di sản cho những người thừa kế;

+ Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

+ Giao lại di sản theo yêu cầu của người thừa kế.

- Người đang chiếm hữu, sử dụng, quản lý di sản không thuộc trường hợp chỉ định trong di chúc hoặc do người thừa kế thỏa thuận cử ra có các nghĩa vụ sau đây:

+ Bảo quản di sản; không được bán, trao đổi, tặng cho, cầm cố, thế chấp hoặc định đoạt tài sản bằng hình thức khác;

+ Thông báo về di sản cho những người thừa kế;

+ Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ của mình mà gây thiệt hại;

+ Giao lại di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc theo yêu cầu của người thừa kế.

Cùng với việc thực hiện những nghĩa vụ dân sự thì tại điều 618 BLDS 2015 quy định quyền của người quản lý di sản như sau:

- Người quản lý di sản thuộc trường hợp chỉ định trong di chúc hoặc do người thừa kế thỏa thuận cử ra hoặc do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý có các quyền sau đây:

+ Đại diện cho những người thừa kế trong quan hệ với người thứ ba liên quan đến di sản thừa kế;

+ Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

+ Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

- Người đang chiếm hữu; sử dụng; quản lý di sản không thuộc trường hợp chỉ định trong di chúc hoặc do người thừa kế thỏa thuận cử ra có các quyền sau đây:

+ Được tiếp tục sử dụng di sản theo thỏa thuận trong hợp đồng với người để lại di sản hoặc được sự đồng ý của những người thừa kế;

+ Được hưởng thù lao theo thỏa thuận với những người thừa kế;

+ Được thanh toán chi phí bảo quản di sản.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về cách thức xác định người quản lý di sản, quyền và nghĩa vụ của người quản lý di sản theo quy định Bộ luật Dân sự 2015. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

NTĐ

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo