Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI CHẾT ĐỂ LẠI.

TƯ VẤN CÁCH THỨC XÁC ĐỊNH NGHĨA VỤ TÀI SẢN DO NGƯỜI CHẾT ĐỂ LẠI.

Khi một cá nhân chết, đứng dưới góc độ sinh học thì đó là sự chấm dứt của sự sống còn dưới góc độ pháp lý thì đó có thể là sự bắt đầu cho những quan hệ mới phát sinh. Yêu cầu đặt ra lúc này là giải quyết hai vấn đề cơ bản và không kém phần quan trọng, đó là: những nghĩa vụ của người chết (nếu có) sẽ chấm dứt hay do ai tiếp tục thực hiện. Việc nghiên cứu quy định pháp luật về chuyển giao và thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại cho ý nghĩa to lớn từ đó đề ra những kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về thừa kế.

1. Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định cụ thể:

“ Điều 615. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

1. Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

3. Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân”.

“Nghĩa vụ tài sản do người chết để lại” được phát sinh từ sự kiện chết của một cá nhân (nằm ngoài ý chí của các bên) nên nó luôn gắn liền với việc xử lý khối tài sản của người chết để lại (di sản thừa kế ). Quá trình chuyển giao nghĩa vụ và thực hiện nghĩa vụ sẽ đồng thời với việc xử lý rất nhiều vấn đề liên quan đến việc thừa kế khối tài sản.


2. Thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại

2.1. Thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết trong trường hợp di sản chưa được chia

Theo đó, kể từ thời điểm mở thừa kế những người thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản mà người chết để lại. Trong giai đoạn di sản chưa được chia, tài sản chưa được người thừa kế chiếm hữu thực tế. Nên, để thuận tiện cho việc thanh toán nợ cho các chủ nợ, pháp luật đã quy định người quản lý di sản sẽ thay mặt những người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại trên cơ sở sự thỏa thuận của những người thừa kế. Nếu không được sự đồng ý của những người thừa kế, mà người quản lý di sản tự ý thực hiện phần nghĩa vụ vượt quá phạm vi di sản do người chết để lại thì người quản lý di sản không có quyền yêu cầu những người thừa kế hoàn lại phần giá trị vượt quá đó. Như vậy, trong giai đoạn di sản chưa được chia, trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại được giới hạn trong phạm vi di sản (trừ trường hợp những người thừa kế tự nguyện thực hiện phần vượt quá).

2.2. Thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết sau khi di sản được chia

Trong trường hợp di sản đã được chia mà nghĩa vụ tài sản của người chết để lại chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa xong thì những người thừa kế (bao gồm cả người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật ) là những người trực tiếp thực hiện nghĩa vụ tài sản của người chết để lại và họ chỉ phải thực hiện nghĩa vụ này trong phạm vi di sản mà người chết để lại. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác (thỏa thuận khác có thể là những người thừa kế đồng ý thanh toán hết khoản nợ của người đã khuất mặc dù khoản nợ đó vượt quá phạm vi di sản thừa kế…).

2.3. Thứ tự thực hiện nghĩa vụ của các thủ thể

Nếu di sản được định đoạt cho nhiều chủ thể khác nhau (người thừa kế, người di tặng, người quản lý di sản dùng vào việc thờ cúng) thì người thừa kế là người có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trước tiên, nếu di sản mà các đồng thừa kế được hưởng không đủ thanh toán nghĩa vụ thì các chủ thể tiếp theo sẽ tiếp tục thực hiện nghĩa vụ theo tỷ lệ tương ứng với di sản mà mình được nhận.

Trường hợp thừa kế theo di chúc mà người thừa kế di sản không phải là cá nhân thì chủ thể này cũng phải có nghĩa vụ thanh toán phần nghĩa vụ tài sản của người chết giống như người thừa kế là cá nhân.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC về cách thức xác định nghĩa vụ tài sản do người chết để lại theo quy định Bộ luật Dân sự 2015. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

NTĐ

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo