Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TẠI SAO CÓ DI CHÚC RỒI VẪN PHẢI XÁC ĐỊNH HÀNG THỪA KẾ?

Trên thực tế việc giải quyết yêu cầu phân chia di sản thừa kế vẫn là một vấn đề nhức nhối, không chỉ liên quan đến quyền lợi của các bên mà còn đụng chạm đến cả những vấn đề đạo đức, thuần phong mỹ tục và nền tảng văn hóa gia đình. Vậy nên khi chia di sản thừa kế tuy rằng có di chúc rồi vẫn phải xác định lại hàng thừa kế. Nhiều cá nhân cũng rất băn khoăn rằng di chúc để lại thể hiện ý chí của người mất rồi sao lại cần xác định hàng thừa kế làm gì? Chính vì băn khoăn này Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

I, Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Dân sự 2015.

II, Nội dung tư vẫn

1, Hàng thừa kế

Hàng thừa kế là diện những người có quan hệ gần gũi với người để lại di sản thừa kế và cùng được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật.

Những người trong diện thừa kế theo pháp luật được phân chia thành ba hàng, được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 và tiếp tục được quy định tại Điều 651 Bộ luật dân sự năm 2015 cụ thể như sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2, Tại sao phải xác định hàng thừa kế?

Thứ nhất: Di chúc không hợp pháp.

Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật. Khi di chúc không đáp ứng được đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 630 Bộ luật dân sự năm 2015 và những điều kiện chung của một giao dịch dân sự theo Điều 117 BLDS sẽ bị coi là di chúc không hợp pháp. Di chúc không hợp pháp sẽ không có hiệu lực pháp luật, do vậy sẽ không làm phát sinh quan hệ thừa kế theo di chúc. Tùy theo phạm vi vi phạm của di chúc để xác định di chúc đó vô hiệu một phần hay toàn bộ.

Trong trường hợp di chúc bị vô hiệu thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật.

Thứ hai: Toàn bộ những người thừa kế đã chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.

Một người có thể vừa được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật vừa được hưởng thừa kế theo di chúc nếu như người đó tồn tại vào thời điểm mở thừa kế thì toàn bộ di sản thừa kế của người lập di chúc được dịch chuyển cho những người thừa kế theo pháp luật của họ.

Trong trường hợp chỉ có một hoặc một số người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc thì chỉ phần di sản liên quan đến họ mới được áp dụng thừa kế theo pháp luật để giải quyết.

Thứ ba: Người thừa kế theo di chúc không có quyền hưởng di sản.

Những người đáng lẽ được hưởng di sản thừa kế theo di chúc nhưng lại thực hiện những hành vi đã quy định tại khoản 1 Điều 621 BLDS 2015 sẽ không được hưởng di sản, trừ trường hợp người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.

Trường hợp toàn bộ những người thừa kế theo di chúc đều không có quyền hưởng di sản thì áp dụng thừa kế theo pháp luật đối với toàn bộ di sản mà người lập di chúc để lại.

Thứ tư: Người thừa kế theo di chúc từ chối hưởng di sản.

Người thừa kế có quyền nhận, có quyền từ chối hưởng di sản của người chết để lại. Phần di sản liên quan đến người đã từ chối sẽ được áp dụng chia theo pháp luật cho những người thừa kế khác. Vì thế, khi người này từ chối hưởng di sản theo di chúc họ vẫn có thể hưởng thừa kế theo pháp luật. Trong trường hợp họ đã từ chối toàn bộ quyền hưởng di sản cả phần theo di chúc và cả phần theo pháp luật thì toàn bộ phần di sản này sẽ chia theo pháp luật cho những người thừa kế khác.

Trong trường hợp chỉ có một hoặc một số người thừa kế theo di chúc từ chối quyền hưởng di sản thì chỉ phần di sản liên quan đến người này được áp dụng chia theo pháp luật cho những người thừa kế khác.

Thứ năm: Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.

Nếu người để lại di sản chỉ định đoạt một phần di sản thì phần còn lại sẽ được áp dụng chia cho những người nằm trong hàng thừa kế.

Thứ sáu: Những người được hưởng di sản thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc.

Con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động, cha, mẹ, vợ chồng vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó.

Trường hợp này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 BLDS hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của BLDS.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi giải đáp các lý do phải xác định hàng thừa kế dù đã có di chúc. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đức Cường)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Tu vấn phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở.

Tu vấn phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở tại thanh xuân.

Tu vấn phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở tại Hà Nội



Gọi ngay

Zalo