Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ DI TẶNG

Trong cuộc sống thực tế có rất nhiều thứ tình cảm còn quan trọng hơn cả tiền bạc, công danh…đó có thể một tình bạn tri kỉ, tình anh em sâu nặng hay tình vợ chồng mặn nồng. Chính vì vậy khi qua đời, người để lại di chúc có thể tặng một món quà trong di sản của mình cho người khác với ý nghĩa làm kỉ niệm. Món quà đó có thể rất có giá trị như một chiếc xe, một căn nhà, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất…hay đơn giản chỉ là một cuốn sách, một cây bút. Món quà lớn nhỏ không quan trọng bằng việc người có tài sản muốn giữ lại những tình cảm tốt đẹp mà hai bên đã có.

Di tặng là người để lại thừa kế có thể lập di chúc tặng cho người khác một phần di sản sau khi chết. Đây là một vấn đề hoàn toàn mới trong Luật dân sự Việt Nam vì vậy cần phải nghiên cứu một cách toàn diện.

Điều 646 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di tặng như sau:

“1. Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác. Việc di tặng phải được ghi rõ trong di chúc.

2. Người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

3. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này”.

Theo quy định trên, căn cứ phát sinh di tặng phải do người lập di chúc chỉ định người được di tặng là bất kì ai, người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di tặng hay không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản đó.

Người được di tặng không phải là người thừa kế theo di chúc của người để lại di tặng, tuy người được di tặng phải do người lập di chúc định đoạt. Người được di tặng cũng không phải là người được tặng cho, vì hợp đồng tặng cho cả hai bên đều còn sống để thỏa thuận. Người được di tặng có quyền hưởng di tặng từ giao dịch dân sự một bên, thể hiện ý chí của người để lại di tặng. Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ về tài sản đối với phần được di tặng, đây là căn cứ xác định sự khác biệt giữa người được tặng với người được thừa kế theo di chúc.

Đối tượng di tặng có thể là hiện vật, là khoản tiền mà người lập di chúc di tặng cho một hoặc nhiều người mang ý nghĩa để kỉ niệm hoặc làm ơn. Về giá trị kinh tế thì di tặng có thể không lớn nhưng về ý nghĩa xã hội, nhân văn thật đáng trân trọng. Tuy nhiên mục đích của người để lại di tặng không thực hiện được trong trường hợp toàn bộ tài sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện nghĩa vụ còn lại của người này.

Theo nguyên tắc chung của pháp luật thừa kế, kể từ thời điểm mở thừa kế thì toàn bộ tài sản, nghĩa vụ tài sản của người chết để lại được chuyển dịch cho người thừa kế. Do đó, pháp luật quy định điều kiện người được di tặng là cá nhân phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Nếu trường hợp người được di tặng không phải là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 646 Bộ luật Dân sự 2015, di tặng chỉ được dùng để thực hiện nghĩa vụ khi toàn bộ di sản chia thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc. Mặc dù, cùng là người được hưởng di sản của người chết để lại nhưng kể từ thời điểm mở thừa kế, người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ của người để lại thừa kế trong phạm vi di sản được hưởng. Ngược lại, người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ đó. Chỉ trong trường hợp toàn bộ di sản chia thừa kế không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết để lại, thì phần tài sản là di tặng mới được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ tài sản còn lại này.

Người được di tặng có quyền nhận và cũng có quyền từ chối quyền hưởng di tặng mà không hạn chế quyền định đoạt như đối với người thừa kế. Người thừa kế theo di chúc hay người thừa kế theo pháp luật chỉ được hưởng di sản sau khi đã thanh toán toàn bộ nghĩa vụ về tài sản mà người chết để lại từ di sản của chính người đó. Người được di tặng không phải dùng di tặng để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người chết, nếu di sản khác của người chết để lại di tặng vẫn còn đủ để thanh toán. Phần di tặng liên quan đến sự từ chối quyền hưởng của người được di tặng là di sản để chia thừa kế theo pháp luật - tương tự như phần di sản liên quan đến phần di chúc không có hiệu lực thi hành.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về di tặng theo quy định Bộ luật Dân sự 2015. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

NTĐ

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo