Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

PHÁP NHÂN CÓ QUYỀN NHÂN THÂN KHÔNG?

Với mục đích đơn giản hóa và ổn định đời sống pháp lý, tư cách pháp nhân trao cho các tổ chức khả năng trở thành một chủ thể độc lập trong các quan hệ pháp luật. Việc quy định tư cách pháp nhân cho doanh nghiệp góp phần đảm bảo tính ổn định của nền kinh tế, đảm bảo quyền lợi và hạn chế được rủi ro cho các nhà đầu tư kinh doanh. Vậy câu hỏi được đặt ra khiến không ít người băn khoăn là liệu pháp nhân – một chủ thể của pháp luật Dân sự có được công nhận là chủ thể có quyền tiếp nhận quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân hay không? Hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Phân tích một số cơ sở pháp lý liên quan

Quyền nhân thân là quyền của cá nhân đối với các giá trị nhân thân của mình được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Khoản 1 Điều 25 BLDS 2015 quy định rằng quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân, không thể chuyển giao cho người khác, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác.

Nhưng cũng trong BLDS 2015 thì Điều 3 lại quy định: “Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản”. Hơn nữa, điểm b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao quy định:“Thiệt hại do tổn thất về tinh thần của pháp nhân và các chủ thể khác không phải là pháp nhân (gọi chung là tổ chức) được hiểu là do danh dự, uy tín bị xâm phạm, tổ chức đó bị giảm sút hoặc mất đi sự tín nhiệm, lòng tin... vì bị hiểu nhầm và cần phải được bồi thường một khoản tiền bù đắp tổn thất mà tổ chức phải chịu”.

Tiếp theo, Điều 11 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định:“Mọi hành vi xâm phạm trái pháp luật tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tài sản của cá nhân; xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân đều bị xử lý theo pháp luật.”

Có thể thấy ở đây rõ ràng các cơ sở pháp lý trên đang hướng tới việc công nhận một số quyền nhân thân đối với pháp nhân và các chủ thể là tổ chức khác. Vậy đối với sự mâu thuẫn trong việc pháp nhân có quyền nhân thân không, hiểu theo cách nào sẽ hợp lý nhất?

2. Quyền nhân thân của pháp nhân

Có những thuyết cho rằng, pháp nhân là chủ thể pháp luật, nhưng mọi hoạt động của pháp nhân đều phải được thực hiện thông qua tự nhiên nhân, chính vì vậy cần thiết phải phủ định tính hưởng quyền con người của pháp nhân. Tuy nhiên, ngày nay, pháp luật của nhiều nước cũng như ý kiến của phần lớn học giả đều khẳng định, pháp nhân có quyền hưởng các quyền lợi từ góc độ quyền con người trong phạm vi tính chất của pháp nhân có thể tiếp nhận các quyền đó. Chẳng hạn, khoản 3 Điều 19 Luật Cơ bản Đức quy định: “Quyền cơ bản được giới hạn áp dụng đối với pháp nhân trong nước trong trường hợp có thể áp dụng dựa trên tính chất của pháp nhân”,… Theo ý kiến cá nhân của chúng tôi và theo thực tiễn cho thấy không thể phủ định tính hưởng quyền con người của pháp nhân. Nhưng do khác với quyền tự nhiên nhân về bản chất nên phạm vi quyền “con người” của pháp nhân phải được giới hạn. Thêm vào đó, các hành vi khác phù hợp với tính chất của pháp nhân cũng có những hạn chế mang tính đặc thù. Điển hình là hành vi của pháp nhân bị giới hạn trong mục đích của pháp nhân - theo luật quy định. Dù hiểu theo cách nào thì đây cũng là việc giới hạn quyền của pháp nhân – do pháp nhân là chủ thể đặc biệt nên nếu không giới hạn các quyền của nó thì hậu quả phát sinh rất phức tạp.

Đối với pháp luật Việt Nam hiện nay, tùy thuộc vào đối tượng bị hạn chế mà quyền của pháp nhân được công nhận trong phạm vi rộng hay hẹp. Khoản 1 Điều 86 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định: “ Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân là khả năng của pháp nhân có các quyền, nghĩa vụ dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của pháp nhân không bị hạn chế, trừ trường hợp luật này, luật khác có liên quan quy định khác”. Như vậy, từ Bộ luật Dân sự năm 2015 – hiến pháp của các luật con, ta có thể khẳng định quyền con người của pháp nhân được công nhận và nâng lên một tầm mới, phù hợp với pháp luật của các nước tiến bộ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC về vấn đề quyền nhân thân của pháp nhân. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

- D.H.Nguyen -

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo