Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG

Việt Nam là một nước có nền nông nghiệp phát triển mạnh, hàng năm có rất nhiều giống cây trồng ra đời đặc biệt là các giống lúa mới. Tuy nhiên, tỷ lệ đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng ở nước ta còn rất hạn chế. Nguyên nhân sâu xa do việc đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng là không bắt buộc đối với các doanh nghiệp hoặc các chủ sở hữu giống cây trồng.

Tuy nhiên, việc không đăng ký hoặc chậm trễ đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng sẽ không xác lập được quyền sở hữu của doanh nghiệp đối với giống cây trồng đó. Một khi chủ sở hữu gặp khó khăn trong quá trình khai thác giống cây trồng sẽ không có cơ sở pháp lý để kiện cáo hoặc yêu cầu các cơ quan chức năng xử lý các vi phạm đối với giống cây trồng của mình. Điều này gây thiệt hại rất lớn cho doanh nghiệp, chủ sở hữu giống cây trồng. Bởi vậy, các doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trong nước cần đặc biệt phải chú trọng đến việc đăng ký bảo hộ giống cây trồng.

Theo quy định tại khoản 5 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung 2009) có quy định: “Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu”.

Theo đó, quyền bảo hộ đối với giống cây trồng là quyền cơ bản của cá nhân, tổ chức đối với giống cây trồng mà mình sở hữu trên cơ sở phát hiện hoặc phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.

Yêu cầu và điều kiện để được cấp:

- Điều kiện đối với Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng:

Tổ chức, cá nhân được bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là tổ chức, cá nhân chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc đầu tư cho công tác chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng hoặc được chuyển giao quyền đối với giống cây trồng.

Tổ chức, cá nhân bao gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài thuộc nước có ký kết với Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thoả thuận về bảo hộ giống cây trồng; tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam.

- Điều kiện đối với giống cây trồng được bảo hộ: Giống cây trồng được bảo hộ là giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển, thuộc Danh mục loài cây trồng được Nhà nước bảo hộ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành, có tính mới, tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và có tên phù hợp.

Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Cục Trồng trọt thuộc Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Thời hạn giải quyết:

-Thẩm định hình thức đơn: 15 ngày kể từ ngày nhận đơn;

- Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày đơn được chấp nhận;

- Thời hạn thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật là 90 ngày kể từ ngày nhận được kết quả khảo nghiệm kỹ thuật;

Cách thức nộp đơn:

Đối với chủ thể tiến hành đăng ký bảo hộ giống cây trồng khác nhau thì cách thức nộp đơn được pháp luật quy định cũng khác nhau:

- Tổ chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam nộp đơn đăng ký quyền đối với giống cây trồng (sau đây gọi là đơn đăng ký bảo hộ) trực tiếp hoặc thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài không có địa chỉ thường trú tại Việt Nam hoặc không có cơ sở sản xuất, kinh doanh giống cây trồng tại Việt Nam nộp đơn đăng ký bảo hộ thông qua đại diện hợp pháp tại Việt Nam.

Các bước tiến hành:

Bước 1: Tiếp nhận Đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng mới;

Bước 2: Thẩm định hình thức đơn và thông báo, từ chối hoặc chấp nhận Đơn. Nếu Đơn hợp lệ thì yêu cầu người đăng ký gửi mẫu giống đến cơ sở khảo nghiệm;

Bước 3: Công bố đơn hợp lệ trên tạp chí chuyên ngành về giống cây trồng;

Bước 4: Thẩm định nội dung đơn đăng ký bảo hộ (gồm thẩm định tính mới; tên giống cây trồng; khảo nghiệm và thẩm định kết quả khảo nghiệm kỹ thuật đối với giống cây trồng);

Bước 5: Cấp hoặc từ chối cấp bằng bảo hộ giống cây trồng và ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ nếu được cấp bằng.

Kết quả nhận được: Giấy chứng nhận đăng ký Giống cây trồng mới.

Hồ sơ gồm:

- Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định

- Ảnh chụp, tờ khai kỹ thuật theo mẫu quy định;

- Giấy uỷ quyền nếu đơn được nộp thông qua đại diện;

- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người đăng ký là người được chuyển giao quyền đăng ký;

- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

- Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Hiệu lực của văn bằng bảo hộ: Trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam và có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết hai mươi lăm năm đối với giống cây thân gỗ và cây nho; đến hết hai mươi năm đối với các giống cây trồng khác.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ đối với giống cây trồng theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

NTĐ

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo