Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

HƯỚNG DẪN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ BẢO HỘ CHỈ DẪN ĐỊA LÝ

Việc đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý góp phần bảo vệ tên cho các sản phẩm có giá trị, duy trì và nâng cao các tiêu chuẩn thông qua một nguyên tắc tập trung, có giá cao hoặc duy trì được giá, là công cụ chống lại hàng nhái, hàng giả. Nhìn chung các sản phẩm chỉ dẫn địa lý được bảo hộ có giá bán cao hơn so với sản phẩm cùng loại không có chỉ dẫn địa lý.

Theo quy định tại khoản 22 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, được sửa đổi bổ sung năm 2009 “Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể”.

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính

- Quyn đăng ký chdn đa lý ca Vit Nam thuc vNhà nước. Nhà nước cho phép tchc, cá nhân sn xut sn phm mang chdn đa lý, t chc tp thđi din cho các tchc, cá nhân đó hoc cơ quan qun lý hành chính đa phương nơi có chdn đa lý thc hin quyn đăng ký chdn đa lý. Người thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu chỉ dẫn địa lý đó.

- Điu kin bo hđi vi chdn đa lý:

+ Sn phm mang chdn đa lý có ngun gc đa lý tkhu vc, đa phương, vùng lãnh thhoc nước tương ng vi chdn đa lý;

+ Sn phm mang chdn đa lý có danh tiếng, cht lượng hoc đc tính chyếu do điu kin đa lý ca khu vc, đa phương, vùng lãnh thhoc nước tương ng vi chdn đa lý quyết đnh.

- Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa chỉ dẫn địa lý:

+Tên gọi, chỉ dẫn đã trở thành tên gọi chung của hàng hoá ở Việt Nam;

+ Chỉ dẫn địa lý của nước ngoài mà tại nước đó chỉ dẫn địa lý không được bảo hộ, đã bị chấm dứt bảo hộ hoặc không còn được sử dụng;

+ Chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đang được bảo hộ, nếu việc sử dụng chỉ dẫn địa lý đó được thực hiện thì sẽ gây nhầm lẫn về nguồn gốc của sản phẩm;

+ Chỉ dẫn địa lý gây hiểu sai lệch cho người tiêu dùng về nguồn gốc địa lý thực của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đó.

Thời hạn giải quyết:

- Thẩm định hình thức: 01 tháng từ ngày nhận đơn;

- Công bố đơn: 02 tháng từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ;

- Thẩm định nội dung đơn: 06 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

- Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (2 bản);

+ Mẫu trình bày chỉ dẫn địa lý (10 mẫu, nếu chỉ dẫn địa lý không phải là từ ngữ, kích thước không lớn hơn 80mm x 80mm và không nhỏ hơn 20mm x 20mm );

+ Bản mô tả tính chất/chất lượng/danh tiếng của sản phẩm (02 bản);

+ Bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý (02 bản);

+ Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);

+ Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của Cục Sở hữu trí tuệ).

- Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Cách thức nộp đơn: Đơn đăng ký có thể nộp trực tiếp hoặc gửi bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Nộp hồ sơ;

- Bước 2: Thẩm định hình thức đơn: Kiểm tra việc tuân thủ các quy định về hình thức đối với đơn, từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không;

- Bước 3: Ra thông báo tiếp nhận (Đơn hợp lệ) /Thông báo từ chối tiếp nhận (Đơn không hợp lệ);

- Bước 4: Công bố đơn trên công báo sở hữu công nghiệp;

- Bước 5: Thẩm định nội dung đơn (Đánh giá khả năng được bảo hộ và xác định phạm vi bảo hộ);

- Bước 6: Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp/từ chối cấp văn bằng bảo hộ:

+ Nếu đối tượng nếu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu bảo hộ. Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ;

+ Nếu đối tượng trong đơn đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, và người nộp đơn nộp lệ phí đầy đủ thì Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp, và công bố trên Công báo Sở hữu trí tuệ.

Hiệu lực văn bằng bảo hộ:

- Đối với phạm vi bảo hộ về mặt lãnh thổ, các đối tượng sở hữu trí tuệ nói chung, và chỉ dẫn địa lý nói riêng, trong trường hợp được Cục SHTT Việt Nam cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý thì Giấy chứng nhận đó chỉ có hiệu lực tại Việt Nam, do đó phạm vi bảo hộ của chỉ dẫn địa lý là trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.

- Về mặt thời gian, Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về Hướng dẫn thủ tục đăng ký bảo hộ chỉ dẫn địa lý theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

NTĐ

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo