Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​HỆ QUẢ PHÁP LÍ KHI HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

HỆ QUẢ PHÁP LÝ KHI HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

Hợp đồng là thỏa thuận của hai bên về việc mua bán, trao đổi, thuê mướn.. trong quá trình sản xuất kinh doanh thường ngày.Pháp luật quy định điều kiện nhất định để hợp đồng có hiệu lực. Trong quá trình giao kết và thực hiện hợp đồng có thể bị xem là vô hiệu khi vi phạm những điều kiện này. Vậy hợp đồng vô hiệu khi nào? Hệ quả pháp lí khi hợp đồng vô hiệu?

I. Cơ sở pháp lý:

- Bộ Luật dân sự 2015


II. Nội dung tư vấn

1. Khái quát về hợp đồng

Theo Điều 385 Bộ luật dân sự, Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sựTrên thực tế, có rất nhiều loại hợp đồng được giao kết. Hiện nay, theo Điều 402 Bộ luật Dân sự, các loại hợp đồng chủ yếu bao gồm:

- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà mỗi bên đều có nghĩa vụ đối với nhau- Hợp đồng đơn vụ là hợp đồng mà chỉ một bên có nghĩa vụ- Hợp đồng chính là hợp đồng mà hiệu lực không phụ thuộc vào hợp đồng phụ- Hợp đồng phụ là hợp đồng mà hiệu lực phụ thuộc vào hợp đồng chính- Hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba là hợp đồng mà các bên giao kết hợp đồng đều phải thực hiện nghĩa vụ và người thứ ba được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó- Hợp đồng có điều kiện là hợp đồng mà việc thực hiện phụ thuộc vào việc phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt một sự kiện nhất định

2. Trường hợp hợp đồng bị vô hiệu

Hợp đồng vô hiệu là hợp đồng vi phạm điều kiện có hiệu lực theo quy định tại điều 117 Bộ Luật Dân sự 2015 (xem thêm về bài viết Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng). Hợp đồng sẽ bị vô hiệu trong những trường hợp sau:

- Hợp đồng vô hiệu khi vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội

- Hợp đồng vô hiệu do giả tạo

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình

- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Hợp đồng có thể bị vô hiệu một phần hoặc toàn bộ. Hợp đồng vô hiệu từng phần khi một phần nội dung của hợp đồng vô hiệu nhưng không ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của hợp đồng.

3. Hậu quả pháp lí hợp đồng vô hiệu.

Khi xảy ra một trong các trường hợp trên, hợp đồng sẽ bị xem là vô hiệu. Hệ quả pháp lí được xác định theo điều

“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Như vậy theo quy định trên, một hợp đồng vô hiệu nghĩa là không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ từ thời điểm xác lập hợp đồng. Các bên sẽ khôi phục lại trạng thái tài sản như ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi dẫn đến hợp đồng vô hiệu sẽ phải bồi thường thiệt hại cho các chủ thể có liên quan.

Ngoài ra, để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba khi một hợp đồng dân sự bị vô hiệu, Điều 133 Bộ Luật Dân sự đã quy định cụ thể về các trường hợp bảo vệ:

Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu

- Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng đối tượng của giao dịch là tài sản không phải đăng ký đã được chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch được xác lập, thực hiện với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp quy định tại Điều 167 của Bộ luật này.

- Trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản đã được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền, sau đó được chuyển giao bằng một giao dịch dân sự khác cho người thứ ba ngay tình và người này căn cứ vào việc đăng ký đó mà xác lập, thực hiện giao dịch thì giao dịch đó không bị vô hiệu.

Trường hợp tài sản phải đăng ký mà chưa được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì giao dịch dân sự với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá tại tổ chức có thẩm quyền hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó chủ thể này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị hủy, sửa.

- Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ người thứ ba ngay tình, nếu giao dịch dân sự với người này không bị vô hiệu theo quy định tại khoản 2 Điều này nhưng có quyền khởi kiện, yêu cầu chủ thể có lỗi dẫn đến việc giao dịch được xác lập với người thứ ba phải hoàn trả những chi phí hợp lý và bồi thường thiệt hại.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Võ Giang)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm bài viết có liên quan:

Hợp đồng vi phạm về hình thức xử lí như thế nào

Tư vấn chấm dứt hợp đồng theo quy định của Bộ Luật Dân sự hiện hành



Gọi ngay

Zalo