Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

HẬU QUẢ PHÁP LÝ CỦA GIAO DỊCH DÂN SỰ VÔ HIỆU

Do mỗi người lại có những mục đích khi tham gia giao dịch dân sự là khác nhau, không thể tránh khỏi trường hợp người này vì mong muốn đạt được tối đa lợi ích của mình nên đã sử dụng những thủ đoạn bất hợp pháp để đạt được giao dịch dân sự đó. Các giao dịch vi phạm vào một trong các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự gọi là giao dịch dân sự vô hiệu. Khi đó, tùy theo yêu cầu của các bên có quyền và lợi ích liên quan hoặc theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu và giải quyết hậu quả pháp lý của việc tuyên bố đó. Vậy hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu đó như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Căn cứ pháp lý

Thứ nhất, ta cần xác định xem trong những trường hợp nào thì giao dịch dân sự bị vô hiệu. Theo BLDS 2015, các trường hợp đó là:

- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội; giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn; Giao dịch dân sự do bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;

- Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

Thứ hai, Điều 131 BLDS 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu:

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

II. Phân tích hậu quả pháp lý của việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Hậu quả pháp lý chung nhất mà các chủ thể phải gánh chịu là mục đích, mong muốn của họ khi xác lập giao dịch không thể đạt được.

Còn cụ thể, theo Khoản 2 Điều 131 BLDS 2015, khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Tuy nhiên trên thực tế việc hoàn trả này không thực sự đảm bảo lợi ích của các chủ thể, đặc biệt là trong các giao dịch có đối tượng là nhà, quyền sử dụng đất. Khi các giao dịch có đối tượng như trên bị vô hiệu, bên mua sẽ trả nhà hoặc đất cho bên bán còn bên bán sẽ trả tiền cho bên mua. Một điều dễ dàng nhân ra trong việc hoàn trả này đó chính là sự chênh lệch số lượng tài sản. Lúc này tài sản 2 bên thường không còn có giá trị ngang nhau như lúc mới giao dịch nữa. Thông thường bên mua khi phải hoàn trả lại nhà hoặc đất thường chịu thiệt thòi hơn vì có thể với số tiền được hoàn lại đó, họ không thể mua được một mảnh đất hay ngôi nhà như thế nữa. Sau 1 thời gian sau khi giao dịch dân sự được thiết lập, thường thì các đối tượng của giao dịch đã bị sửa đổi, cải tạo, không còn nguyên vẹn. Tương tự với đối tượng của giao dịch dân sự vô hiệu này là những loại tài sản có giá trị biến đổi nhanh, khi trị giá thành tiền thì không ổn định ( nhà, quyền sử dụng đất, cổ phiếu, v.v…) Trong trường hợp này mà giao dịch dân sự bị vô hiệu sẽ rất khó xử lý trong việc hoàn trả tài sản.

Còn đối với Khoản 3 Điều 131 BLDS 2015 quy định bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó. Điều này là hoàn toàn hợp lý bởi rõ ràng họ đã được xác định là người ngay tình mà họ còn phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức thì sẽ dẫn đến sự bất công rất lớn cho chủ thể ngay tình.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(D.H.Nguyen)

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo