Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Khách hàng trình bày yêu cầu như sau: “ Thưa Luật sư, tôi và ba người bạn cùng thành lập ra một công ty cổ phần, và cử một người làm người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên đợt vừa rồi do người đại diện ra nước ngoài 10 ngày để ký hợp đồng với đối tác nên có ủy quyền cho một người đại diện theo ủy quyền ở nhà đi ký một hợp đồng với đối tác tại Hà Nội (Công ty chúng tôi ở Hà Nam). Trong nội dung ủy quyền có chỉ rõ chỉ được ký hợp đồng với đối tác ở Hà Nội nhưng người đại diện theo ủy quyền lại ký thêm các hợp đồng với các đối tác khác và gây thiệt hại rất lớn cho công ty. Vậy cho tôi hỏi đối với thiệt hai này, ai là người phải chịu trách nhiệm?

Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn HTC Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn về giao dịch thông qua người đại diện. Cụ thể: Trường hợp nào giao dịch thông qua người đại diện bị vô hiệu, làm thế nào để bảo vệ quyền lợi cho người được đại diện? Sau đây là tư vấn của HTC Việt Nam:

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý:

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:

Bộ luật Dân sự số 91/2015/QH13.

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng một số vấn đề liên quan đến hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện

2.1. Đại diện

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 134 Bộ luật dân sự 2015:

Đại diện là việc cá nhân, pháp nhân (sau đây gọi chung là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của cá nhân hoặc pháp nhân khác (sau đây gọi chung là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

Theo quy định tại Điều 135 Bộ luật dân sự 2015:

Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật).

Như vậy, có hai loại đại diện: Đại diện theo ủy quyền và đại diện theo pháp luật.

a) Đại diện theo ủy quyền:

Theo điều 138 Bộ luật dân sự 2015:

- Cá nhân, pháp nhân có thể ủy quyền cho cá nhân, pháp nhân khác xác lập, thực hiện giao dịch dân sự.

- Các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân có thể thỏa thuận cử cá nhân, pháp nhân khác đại diện theo ủy quyền xác lập, thực hiện giao dịch dân sự liên quan đến tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân.

- Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi có thể là người đại diện theo ủy quyền, trừ trường hợp pháp luật quy định giao dịch dân sự phải do người từ đủ mười tám tuổi trở lên xác lập, thực hiện.

b) Đại diện theo pháp luật

Đối với cá nhân, đại diện theo pháp luật được quy định tại Điều 136 Bộ luật Dân sự 2015, sẽ gồm: Cha, mẹ đối với con chưa thành niên; Người giám hộ đối với người được giám hộ. Người giám hộ của người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là người đại diện theo pháp luật nếu được Tòa án chỉ định; Người do Tòa án chỉ định; Người do Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Đối với cá nhân, đại diện theo pháp luật của pháp nhân được quy định tại Điều 137 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm: Người được pháp nhân chỉ định theo điều lệ; Người có thẩm quyền đại diện theo quy định của pháp luật; Người do Tòa án chỉ định trong quá trình tố tụng tại Tòa án. Một pháp nhân có thể có nhiều người đại diện theo pháp luật.

2.2. Phạm vi đại diện

Phạm vi đại diện được Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thể như sau:

- Người đại diện chỉ được xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện theo căn cứ sau đây:

+ Quyết định của cơ quan có thẩm quyền;

+ Điều lệ của pháp nhân;

+ Nội dung ủy quyền;

+ Quy định khác của pháp luật.

- Trường hợp không xác định được cụ thể phạm vi đại diện theo quy định trên thì người đại diện theo pháp luật có quyền xác lập, thực hiện mọi giao dịch dân sự vì lợi ích của người được đại diện, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

- Một cá nhân, pháp nhân có thể đại diện cho nhiều cá nhân hoặc pháp nhân khác nhau nhưng không được nhân danh người được đại diện để xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với chính mình hoặc với bên thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2.3. Hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện:

Tại Điều 143 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả của giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, cụ thể:

(1) Giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được thực hiện vượt quá phạm vi đại diện, trừ một trong các trường hợp sau đây:

+ Người được đại diện đồng ý;

+ Người được đại diện biết mà không phản đối trong một thời hạn hợp lý;

+ Người được đại diện có lỗi dẫn đến việc người đã giao dịch không biết hoặc không thể biết về việc người đã xác lập, thực hiện giao dịch dân sự với mình vượt quá phạm vi đại diện.

(2) Trường hợp giao dịch dân sự do người đại diện xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của người được đại diện đối với phần giao dịch được xác lập, thực hiện vượt quá phạm vi đại diện thì người đại diện phải thực hiện nghĩa vụ đối với người đã giao dịch với mình về phần giao dịch vượt quá phạm vi đại diện, trừ trường hợp người đã giao dịch biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch.

(3) Người đã giao dịch với người đại diện có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự đối với phần vượt quá phạm vi đại diện hoặc toàn bộ giao dịch dân sự và yêu cầu bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp người đó biết hoặc phải biết về việc vượt quá phạm vi đại diện mà vẫn giao dịch hoặc trường hợp (1) nêu trên.

(4) Trường hợp người đại diện và người giao dịch với người đại diện cố ý xác lập, thực hiện giao dịch dân sự vượt quá phạm vi đại diện mà gây thiệt hại cho người được đại diện thì phải chịu trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

2.4. Bảng báo giá chi phí:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ, vui lòng liên hệ qua số điện thoại: 0989.386.729 hoặc email: [email protected] để được báo giá chi tiết

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung tư vấn của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung tư vấn này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


---------------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Quy định về ủy quyền của Bộ Luật dân sự hiện hành

- Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp



Gọi ngay

Zalo