Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

HÀNH VI GÂY TIẾNG ỒN CỦA HÀNG XÓM BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Trong đời sống xã hội hiện nay con người phải chịu ảnh hưởng từ sự ô nhiễm tiếng ồn ngày càng phổ biến, đặc biệt là tình trạng tiếng ồn khu dân cư xuất phát từ những hoạt động trong đời sống sinh hoạt như hoạt động xây dựng, tổ chức ma chay, cưới hỏi, buôn bán… và đặc biệt là tình trạng tổ chức hội họp, hát karaoke kéo dài vào buổi đêm ảnh hưởng đến những người dân xung quanh. Những âm thanh không mong muốn đó gây khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng tới quá trình làm việc và nghỉ ngơi. Vậy hiện nay pháp luật quy định xử lý như thế nào đối với hành vi gây tiếng ồn ở khu dân cư, những nơi công cộng? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giải đáp câu hỏi này trong bài viết sau.

I. Căn cứ pháp lý

Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 12/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống, chống bạo lực gia đình.

Nghị định 155/2016/NĐ-CP của Chính Phủ ban hành ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

II. Nội dung tư vấn

1. Những quy định của pháp luật về xử phạt hành chính đối với hành vi gây ô nhiễn tiếng ồn

Cụ thể tại Điều 6, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định các mức xử phạt Vi phạm quy định về bảo đảm sự yên tĩnh chung như sau:

Đối với các hành vi gây tiếng động lớn, làm ồn ào, huyên náo tại khu dân cư, nơi công cộng trong khoảng thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 06 giờ sáng ngày hôm sau; không thực hiện các quy định về giữ yên tĩnh của bệnh viện, nhà điều dưỡng, trường học hoặc ở những nơi khác có quy định phải giữ yên tĩnh chung; bán hàng ăn, uống, hàng giải khát quá giờ quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Đối với hành dùng loa phóng thanh, chiêng, trống, còi, kèn hoặc các phương tiện khác để cổ động ở nơi công cộng mà không được phép của các cơ quan có thẩm quyền thì sẽ bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Khoản 2 Điều này.

Bên cạnh đó, nếu tiếng ồn vượt quá quy chuẩn kỹ thuật cũng sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, cụ thể:

1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn dưới 02 dBA.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 02 dBA đến dưới 05 dBA.

3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 05 dBA đến dưới 10 dBA.

4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 10 dBA đến dưới 15 dBA.

5. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 15 dBA đến dưới 20 dBA.

6. Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 20 dBA đến dưới 25 dBA.

7. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 25 dBA đến dưới 30 dBA.

8. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 30 dBA đến dưới 35 dBA.

9. Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn từ 35 dBA đến dưới 40 dBA.

10. Phạt tiền từ 140.000.000 đồng đến 160.000.000 đồng đối với hành vi gây tiếng ồn vượt quy chuẩn kỹ thuật về tiếng ồn trên 40 dBA.

2. Thẩm quyền giải quyết

Theo quy định tại Điều 48 và Điều 49 Chương III, Nghị định 155/2016/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử lý hành chính đối với hành vi gây tiếng ồn thuộc về các cơ quan sau: Công an nhân dân; Chủ tịch UBND các cấp.

Để ngăn chặn hành vi gây tiếng ồn của hàng xóm, những ai bị ảnh hưởng cần làm đơn khiếu nại gửi đến công an, UBND phường, xã nơi cư trú để được giải quyết theo quy định pháp luật.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi tư vấn về vấn đề hàng xóm gây tiếng ồn thì xử lý thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Trần Thị Mỹ Anh)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website:https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo