Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

HẠN CHẾ RỦI RO TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THỂ HIỆN BẰNG LỜI NÓI

Chúng ta đã quen với lề lối làm ăn nhỏ lẻ nên đối với những giao dịch đơn giản, không phức tạp, giá trị không lớn thì hai bên chủ yếu thỏa thuận bằng miệng với nhau. Điều này trở thành một thói quen với nhiều người mà họ ít biết sự giao kết này mang nhiều rủi ro và không đảm bảo hoàn toàn được quyền lợi cho mình. Dân gian có câu “lời nói gió bay” là vì thế. Vậy cách hạn chế rủi ro đối với những hợp đồng dân sự được giao kết bằng miệng như thế nào? Hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Về hiệu lực của thoả thuận bằng miệng

Khoản 1 Điều 119 BLDS 2015 quy định rằng: “giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể”.

Theo Điều 117 BLDS 2015 quy định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự thì:

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Tiếp đó, Theo Khoản 3 Điều 400 và Khoản 1 Điều 401 thì thời điểm hợp đồng được giao kết bằng lời nói có hiệu lực được tính kể từ thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung của hợp đồng.

Như vậy, một số giao dịch dân sự không nhất thiết phải giao kết bằng văn bản, ví dụ như bạn mua bán những vật phẩm nhỏ lẻ, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày tại chợ, thỏa thuận mua bán bằng miệng giữa người mua và người bán hàng, về nguyên tắc, cũng được coi là hợp đồng và có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với hai bên, theo đó, hợp đồng giao kết bằng miệng vẫn có hiệu lực pháp lý. Hơn nữa, ở đây chúng ta chỉ xét đến trường hợp hợp đồng này có hiệu lực. Bởi nếu giao dịch này vô hiệu thì rõ ràng không cần phải tính đến việc hạn chế rủi ro cho chủ thể.

2. Hạn chế rủi ro khi giao kết hợp đồng miệng

Do hợp đồng thỏa thuận bằng lời nói nên có giá trị chứng minh rất thấp, nếu có rủi ro xảy ra, bên nguyên đơn sẽ rất khó chứng minh là đã có thỏa thuận đó cũng như các nội dung của thỏa thuận nếu như bên bị đơn cứ một mực phủ nhận. Theo Khoản 1 Điều 91 Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 thì đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp.

Vì vậy, nếu hợp đồng được thỏa thuận bằng miệng, trong quá trình thực hiện hợp đồng các bên phải chú ý lưu giữ cẩn thận, cụ thể những chứng cứ, bằng chứng, giấy tờ khác chứng minh có tồn tại việc mua bán giữa hai bên như thư từ trao đổi giữa hai bên, biên bản giao nhận hàng hay thậm chí là là băng ghi âm các cuộc điện thoại trao đổi giữa hai bên. Hoặc các bên có thể nhờ người chứng kiến để họ làm chứng sau này nếu có tranh chấp nhằm chứng minh được các thiệt hại, như vậy chủ thể bị vi phạm có thể khởi kiện ra tòa án cấp huyện (nơi cư trú của người vi phạm) để yêu cầu giải quyết việc đòi người vi phạm bồi thường.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC về vấn đề hạn chế rủi ro trong giao kết hợp đồng bằng miệng. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(D.H.Nguyen)

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo