Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

GIAO DỊCH DÂN SỰ CÓ ĐIỀU KIỆN LÀ GÌ?

Giao dịch dân sự là một trong những nội dung quan trọng được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Tuy nhiên, quy định về giao dịch dân sự có điều kiện vẫn còn khá mờ nhạt. Để có một cái nhìn đúng nhất về loại giao dịch dân sự có điều kiện, hãy cùng Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam làm rõ vấn đề này qua bài viết dưới đây.

1. Giao dịch dân sự có điều kiện là gì

Nguyên nhân nói quy định về giao dịch dân sự có điều kiện trong Điều 120 BLDS 2015 còn mờ nhạt là mặc dù tên gọi của Điều 120 BLDS 2015 này là giao dịch dân sự có điều kiện nhưng nội dung bên trong của điều khoản thì không đưa ra khái niệm về giao dịch dân sự có điều kiện mà chỉ nêu những nội dung liên quan tới điều kiện được các bên thỏa thuận thêm trong giao dịch dân sự:

Điều 120. Giao dịch dân sự có điều kiện

1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự thì khi điều kiện đó xảy ra, giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ.

2. Trường hợp điều kiện làm phát sinh hoặc hủy bỏ giao dịch dân sự không thể xảy ra được do hành vi cố ý cản trở trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên thì coi như điều kiện đó đã xảy ra; trường hợp có sự tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của một bên cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra thì coi như điều kiện đó không xảy ra.

Có thể thấy Khoản 1 nhằm hướng tới việc xác lập điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện là dựa trên sự thỏa thuận về điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ và khi điều kiện phát sinh hoặc hủy bỏ đó xảy ra thì giao dịch dân sự phát sinh hoặc hủy bỏ; Khoản 2 hướng tới nguyên tắc nhằm đảm bảo tính khách quan của điều kiện được áp dụng trong giao dịch dân sự có điều kiện.

Vậy, định nghĩa hợp lý nhất về giao dịch dân sự có điều kiện là gì? Theo Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam, giao dịch dân sự là một giao dịch pháp lý được thiết lập tùy thuộc vào một điều kiện làm phát sinh quyền mà khi điều kiện đó được thỏa mãn, giao dịch pháp lý đó sẽ phát sinh hiệu lực; tương tự với một giao dịch pháp lý được thiết lập tuỳ thuộc vào điều kiện làm chấm dứt quyền thì khi điều kiện đó được đáp ứng, hiệu lực của giao dịch pháp lý này sẽ chấm dứt.

2. Điều kiện hợp pháp trong giao dịch dân sự có điều kiện

Không phải điều kiện nào cũng được pháp luật công nhận là hợp pháp. Những điều kiện trong giao dịch dân sự có điều kiện là những sự kiện có thể xảy ra trong tương lai, điều kiện đó phải có thể thực hiện được và không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Hơn nữa, từ Khoản 2 Điều 120 BLDS nêu trên thì những điều kiện trong giao dịch dân sự phải là những sự kiện sẽ xảy ra khách quan, nếu xuất hiện bất kỳ một sự cố ý cản trở của các bên hoặc cố ý thúc đẩy cho điều kiện xảy ra để đạt được giao dịch thì đều được coi là điều kiện đó không xảy ra. Quy định này nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho các chủ thể trong giao dịch dân sự cũng như đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC về loại giao dịch dân sự có điều kiện. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(D.H.Nguyen)

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo