Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO TRONG TRƯỜNG HỢP XÁC ĐỊNH THIẾU NGƯỜI THỪA KẾ VÀ DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG CÒN?

GIẢI QUYẾT NHƯ THẾ NÀO TRONG TRƯỜNG HỢP XÁC ĐỊNH THIẾU NGƯỜI THỪA KẾ VÀ DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG CÒN?

Việc thừa kế của mỗi cá nhân khi đứng trước pháp luật là quyền bình đẳng của mỗi con người. Trong thực tế việc phân chia thừa kế với khối tài sản mang giá trị cao cùng với sự tồn tại tính tham lam ích kỷ trong mỗi cá nhân thì trong gia đình đó khó có thể không tồn tại việc bất hòa, xung đột lợi ích. Bất chấp các hành động vi phạm pháp luật các cá nhân thừa kế có thể vùi dập lẫn nhau, không kê khai đúng các thành viên trong gia đình thừa kế, lập di chúc giả hay ép buộc người để lại thừa kế lập di chúc không mang tính chất tự nguyện để dành phần lợi ích ưu thế thuộc về bản thân. Vậy nên, việc xác định thiếu người thừa kế hay di sản thừa kế thì cá nhân bị xâm hại lợi ích đó cần phải làm gì? và di sản thừa kế đã bị sử dụng hết thì phải làm sao? Chính vì vậy Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

I, Căn cứ pháp lý.

- Bộ Luật Dân sự 2015

- Bộ Luật Tố Tụng Dân sự 2015

II, Nội dung tư vấn.

1. Quyền thừa kế

- Theo quy định tại Điều 610 Bộ luật Dân sự 2015, mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật.

Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật, hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật. Thừa kế là sự chuyển dịch quyền sở hữu bằng hai phương thức khác nhau: Thứ nhất là sự định đoạt theo ý nguyện cuối cùng của người để lại thừa kế theo di chúc ; thứ hai là theo quy định của pháp luật. Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật đều được pháp luật bảo đảm cho việc hưởng di sản của người chết để lại.

Quyền bình đẳng trong quan hệ về thừa kế được thể hiện: Mọi cá nhân không phân biệt nam, nữ, tuổi tác, thành phần, tôn giáo, địa vị chính trị, xã hội… đều có thể để lại tài sản của mình cho người khác theo di chúc hoặc theo pháp luật. Như vậy có nghĩa là mọi người đều có thể lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho những người thừa kế. Vợ chồng đều được thừa kế của nhau, phụ nữ và nam giới, con trai, con gái đều được hưởng thừa kế ngang nhau theo quy định của pháp luật.

2. Phân chia di sản trong trường hợp xuất hiện người thừa kế mới.

Tại Điều 662 Bộ luật Dân sự 2015,việc phân chia di sản cho người mới được thực hiện như sau:

- Khoản 1 Điều 662 quy định trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia di sản bằng hiện vật, nhưng những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

- Theo khoản 2 Điều 662 trường hợp đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế thì người đó phải trả lại di sản hoặc thanh toán một khoản tiền tương đương với giá trị di sản được hưởng tại thời điểm chia thừa kế cho những người thừa kế, trừ trường hợp có thỏa thận khác.

3. Di sản thừa kế không còn để phân chia cho người thừa kế mới

Trong trường hợp phần di sản người mất để lại mà người thừa kế đã sử dụng hết hoặc người thừa kế không thanh toán không hoàn trả cho người thừa thế mới thì người thừa kế mới có quyền khởi kiện. Thời hiệu khởi kiện thừa kế được quy định như sau:

Căn cứ Điều 623 Bộ luật Dân sự 2015:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này.

2. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là 10 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

3. Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế.

Để thực hiện thủ tục khởi kiện người thừa kế mới cần phải thực hiện theo đúng quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2015 như sau:

Bước 1: chuẩn bị hồ sơ khởi kiện, hồ sơ khởi kiện bao gồm:

- Đơn khởi kiện (theo mẫu);

- Các giấy tờ về quan hệ giữa người khởi kiện và người để lại tài sản: Giấy khai sinh, Chứng minh thư nhân dân, để xác định diện và hàng thừa kế.

- Giấy chứng tử của người để lại di sản thừa kế;

- Bản kê khai di sản;

- Các giấy tờ, tài liệu chứng minh sở hữu của người để lại di sản và nguồn gốc di sản của người để lại di sản;

- Các giấy tờ khác: Biên bản giải quyết trong họ tộc, biên bản giải quyết tại UBND xã, phường, thị trấn (nếu có), tờ khai từ chối nhận di sản (Nếu có).

Bước 2: Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án có thẩm quyền.

Bước 3: Sau khi nhận đơn khởi kiện, hồ sơ khởi kiện, Tòa án tiến hành thụ lý vụ án.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về tư vấn thừa kế khi xác định thiếu người thừa kế, di sản thừa kế không còn và đã bị sử dụng không còn hiện trạng ban đầu và các công đoạn để tiến hành khởi kiện nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp mà cá nhân người thừa kế mới xứng đáng được hưởng. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đức Cường)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Tu vấn phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở




Gọi ngay

Zalo