Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

CON RIÊNG CỦA VỢ CÓ ĐƯỢC NHẬN DI SẢN THỪA KẾ KHỒNG?

Thừa kế là việc chuyển giao từ tài sản giữa người mất cho người sống. Việc thừa kế chuyển dịch cho ai là vấn đề tranh chấp của rất nhiều gia đình hiện nay như con riêng của vợ có được nhận di sản thừa kế không? Vì vậy, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành giải quyết các thắc mắc của quý khách hàng qua bài viết dưới đây như sau.

I. Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự 2015

II. Nội dung tư vấn

1. Quy định về tài sản pháp luật về thừa kế

Hiện nay, theo quy định Bộ luật Dân sự, quy định về tài sản gồm:

- Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản;

- Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.

2. Con riêng của vợ được nhận di sản thừa kế trong trường hợp nào

Thứ nhất: con riêng của vợ nhận thừa kế theo di chúc

Di chúc là một giao dịch dân sự nên phải tuân thủ theo nguyên lý về một giao dịch hợp pháp. Người hưởng di sản thừa kế theo di chúc được áp dụng theo quy định tại Điều 659 Bộ luật Dân sự năm 2015;

- Người được hưởng di sản thừa kế là người được người để lại di chúc chỉ định và được ghi nhận trong di chúc. Ngoài ra theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 có một số trường hợp người không chỉ định trong di chúc vẫn được hưởng di sản thừa kế đó là:

- Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

- Con thành niên mà không có khả năng lao động.

Những người này không phụ thuộc vào nội dung di chúc vẫn được hưởng hai phần ba của một suất thừa kế theo pháp luật.

Thứ hai: con riêng của vợ nhận thừa kế theo pháp luật.

Điều quan trọng là xác định hàng thừa kế theo pháp luật và theo Bộ luật Dân sự thì người được hưởng thừa kế theo pháp luật được xác định theo hàng thừa kế. Hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: Vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi cả người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: Ông nội, bà nội, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết, cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: Cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột , dì ruột; chắt ruột của người chết là người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Thứ ba: Con riêng của vợ có được nhận di sản thừa kế không?

Như đã phân tích ở trên, nếu trường hợp mà có di chúc để lại khối di sản thừa kế cho người con riêng theo nguyện vọng của người mất để lại thì người con riêng sẽ được nhận khối di sản thừa kế mà do người chết để lại; trường hợp không có di chúc hoặc di chúc không hợp pháp thì lúc đó khối di sản sẽ được chia theo pháp luật hiện hành.

Theo như hàng thừa kế pháp luật hiện hành thì con riêng vẫn thuộc hàng thừa kế thứ nhất theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015. Do đó con cái cho dù là con riêng; con nuôi; con đẻ; con trong dã thú; con ngoài dã thú thì vẫn được hưởng khối di sản bằng nhau theo pháp luật.

Thứ tư: Con riêng từ chối di sản thừa kế

Điều 620 Bộ luật dân sự 2015 quy định về từ chối nhận di sản như sau:

- Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác;

- Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết;

- Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Do vậy người con riêng có quyền từ chối nhận di sản nhưng phải có văn bản xác nhận về vấn đề này và có công chứng tại UBND xã. Khi đã có văn bản xác nhận này rồi thì nghĩa là người con riêng này đã từ chối việc nhận phần di sản thừa kế. Cho dù sau này có thay đổi thì cũng không có quyền khởi kiện ra Tòa.

Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi về con riêng của vợ có được nhận di sản thừa kế. Công ty Luật TNHH HTC Viêt Nam luôn đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đỗ Hiệp)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Tòa CT1 – SUDICO khu đô thị Mỹ Đình – Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh, P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Tại sao có di chúc rồi vẫn phải xác định hàng thừa kế?

Cha mẹ ly hôn con có được hưởng thừa kế tài sản không?

Con dâu và cháu nội có được thừa kế di sản của ông bà nội?

Di chúc lập bằng miệng có được coi là hợp pháp không?




Gọi ngay

Zalo