Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

CON RIÊNG CỦA CHỒNG CÓ ĐƯỢC NHẬN DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG

Trong bất kỳ chế độ xã hội có giai cấp nào thì vấn đề thừa kế cũng có vị trí đặc biệt quan trọng trong các chế định pháp luật, đây là một hình thức pháp lý quan trọng để bảo vệ các quyền công dân nói chung. Chính vì vậy, thừa kế đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được đối với đời sống của mỗi cá nhân, gia đình, cộng đồng xã hội. Trong mỗi nhà nước, mỗi giai cấp, mỗi giai tầng chính trị mặc dù có những xu thế chính trị khác nhau, nhưng đều coi vấn đề thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân, điều đó đều được quy định rất cụ thể trong Hiến pháp (đạo luật cao nhất) của quốc gia mình. Tuy rằng người để lại di sản thừa kế có toàn quyền định đoạt tài sản của mình cho cá nhân nào đó nó thể hiện ý chí tự nguyện của người để lại nhưng người để lại đó cũng có quyền truất quyền thừa kế đối với cá nhân người được hưởng thừa kế. Vậy trong trường hợp con riêng của chồng có được hưởng di sản thừa kế không? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau đây.

I, Cơ sở pháp lý

- Bộ Luật Dân sự 2015

- Luật Hôn nhân và gia đình 2014

II, Nội dung tư vấn

1. Quan hệ giữa con riêng và mẹ kế, cha dượng

Mặc dù không phải con đẻ nhưng nếu người con riêng cùng chung sống với mẹ kế, cha dượng thì hai bên cũng phải có quyền và nghĩa vụ với nhau như giữa những người có cùng huyết thống.

Theo đó, Luật Hôn nhân và gia đình quy định, quyền và nghĩa vụ của mẹ kế, cha dượng đối với con riêng của bên kia gồm:

- Thương yêu, tôn trọng ý kiến của con

- Trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc việc học hành, giáo dục con

- Không được phân biệt đối xử giữa các con

Bên cạnh đó, dù là con riêng nhưng nếu người này cùng chung sống với mẹ kế, cha dượng thì cũng phải thực hiện quyền và nghĩa vụ như một người con đối với cha mẹ. Cụ thể, Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định, con cái phải có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu.

2. Con riêng có được hưởng thừa kế như con chung không?

Theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, những người hưởng di sản thừa kế được chia thành 3 nhóm sau đây:

- Hàng thứ 1 gồm vợ chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, con đẻ, con nuôi

- Hàng thứ 2 gồm ông bà nội ngoại, anh chị em ruột, cháu ruột gọi người chết là ông bà nội ngoại.

- Hàng thứ 3 gồm cụ nội ngoại, bác, chú, cậu, cô, dì ruột, cháu ruột gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì, ruột, chắt ruột gọi người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Như vậy, theo quy định trên, con riêng không thuộc trường hợp được hưởng di sản thừa kế. Tuy vậy, người này vẫn có thể được hưởng thừa kế trong các trường hợp sau đây:

- Người có di sản để lại di chúc cho con riêng

Bởi quyền để lại tài sản sau khi chết là quyền của người để lại di sản. Do đó, khi để lại di sản thừa kế, người lập di chúc để tài sản của mình cho con riêng thì người con riêng được quyền hưởng thừa kế.

Tất nhiên, lúc này, di chúc phải hợp pháp theo quy định của pháp luật.

- Khi cha dượng, mẹ kế chung sống với con riêng

Ngoài ra, Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế. Theo đó, con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và được thừa kế thế vị được quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về lĩnh vực thừa kế khi người thừa kế là con riêng. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ pháp lý một cách tốt nhất.

(Đức Cường)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh,

P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Tu vấn phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở.

Tu vấn phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở tại thanh xuân.

Tu vấn phân chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất , quyền sở hữu nhà ở tại quận nam từ liêm



Gọi ngay

Zalo