Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

CON NUÔI CÓ ĐƯỢC HƯỞNG THỪA KẾ CỦA CHA MẸ NUÔI KHÔNG?

Xác định con nuôi cũng như vấn đề thừa kế của con nuôi đối với cha mẹ nuôi thực tế là một vấn đề tương đối phức tạp đối với các vụ án tranh chấp di sản thừa kế. Hệ thống quy phạm pháp luật trong những thời kỳ khác nhau lại có quy định khác nhau về vấn đề con nuôi nói chung và vấn đề hưởng thừa kế từ cha mẹ nuôi nói riêng. Vậy thực tế như thế nào? Pháp luật quy định ra sao? Đây là một chủ đề rất nhiều người quan tâm. Chính vì vậy Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau.

I.Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Dân sự năm 2015

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010

II.Nội dung tư vấn

1. Điều kiện được công nhận là con nuôi theo quy định pháp luật

Để được công nhận là con nuôi hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật Nuôi con nuôi 2010. Người nhận nuôi và con nuôi đều phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên; có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi; có tư cách đạo đức tốt.

- Con nuôi ở thời điểm được nhận nuôi phải là trẻ em dưới 16 tuổi; nếu từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thì chỉ được cha dượng, mẹ kế; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.

- Việc nhận con nuôi trong nước phải được đăng ký tại UBND cấp xã nơi thường trú của con nuôi hoặc người nhận nuôi hoặc Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nếu có yếu tố nước ngoài. Khi được cơ quan đăng ký cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi, quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi mới chính thức được xác lập.

2. Con nuôi có được hưởng di sản thừa kế không?

Về việc con nuôi có thể nhận được di sản để lại hay không, điều này được quy định tại Điều 24 Luật Nuôi con nuôi 2010 như sau: Kể từ ngày giao nhận con nuôi, giữa cha mẹ nuôi và con nuôi có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ nuôi cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, Điều 653 BLDS 2015 quy định về quan hệ thừa kế giữa cha mẹ nuôi và con nuôi như sau: "Con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật Dân sự năm 2015".

Theo quy định trên của Bộ luật Dân sự 2015, con nuôi có quyền được hưởng di sản thừa kế của cha nuôi, mẹ nuôi với tư cách là người thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên, quan hệ thừa kế theo pháp luật giữa cha mẹ nuôi với con nuôi chỉ phát sinh trên cơ sở quan hệ nhận nuôi con nuôi được thực hiện theo đúng thủ tục mà pháp luật quy định mà không thể là quan hệ nhận nuôi con nuôi thực tế.

Theo đó, người làm con nuôi cũng có quyền được thừa kế di sản của cha, mẹ nuôi. Quan hệ thừa kế này phát sinh trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng giữa cha, mẹ nuôi và con nuôi nên việc được hưởng di sản từ cha mẹ nuôi là hoàn toàn hợp lý và công bằng với con nuôi.

Quyền này cũng được thể hiện rõ trong trường hợp người để lại di sản không lập di chúc thì di sản sẽ được chia theo pháp luật. Khi đó, việc hưởng di sản theo pháp luật sẽ căn cứ vào hàng thừa kế, trong đó hàng thừa kế thứ nhất bao gồm cả con ruột và con nuôi của người đã mất. Quy định này chỉ ra rằng, không phân biệt là con ruột hay con nuôi, người trong hàng thừa kế này đều có quyền hưởng một phần di sản bằng nhau và có nghĩa vụ ngang nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại.

Hơn thế nữa, việc lập di chúc để lại di sản phải mang ý chí tự nguyện của người lập di chúc

Bởi việc lập di chúc là một hành vi pháp lý đơn phương cho nên năng lực chủ thể và ý chí tự nguyện của người lập di chúc là một yếu tố rất quan trọng. Tự nguyện là ý chí chủ quan của người lập di chúc, định đoạt cho chủ thể khác hưởng di sản của mình sau khi chết. Ý chí đó được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định như bằng miệng, bằng văn bản.

Theo đó, khi lập di chúc, người lập di chúc có toàn quyền quyết định nội dung của di chúc theo ý chí của mình. Việc thể hiện ý chí phải do chính người lập di chúc thực hiện mà không bị ảnh hưởng, tác động của người khác. Một số trường hợp người lập di chúc phải thể hiện ý chí trái với mong muốn của mình như bị cưỡng ép, đe dọa, lừa dối,… thì di chúc đó không được coi là hợp pháp.

Thông thường, người lập di chúc sẽ chỉ định cho cá nhân là người thân thích được hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, pháp luật tôn trọng quyền quyết định của người lập di chúc, cho phép chỉ định người khác không phụ thuộc vào các mối quan hệ đối với người lập di chúc hoặc có thể lập di chúc cho tổ chức hưởng di sản. Ngoài ra, quyền định đoạt của người lập di chúc còn được thể hiện thông qua việc truất quyền hưởng di sản của người thừa kế theo pháp luật (như: cha, mẹ, vợ, chồng, con,...) mà không bắt buộc phải nêu lý do. Việc truất quyền thừa kế có thể ghi rõ trong di chúc là truất quyền thừa kế hoặc không cho hưởng di sản.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về vấn đề con nuôi có được hưởng thừa kế của cha mẹ nuôi không? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Thu Cẩm)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh,

P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Di chúc được lập bằng miệng có được coi là hợp pháp

Cha mẹ ly hôn con có được hưởng thừa kế hay không

Con bị tâm thần có được hưởng thừa kế không



Gọi ngay

Zalo