Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

CÓ ĐƯỢC QUYỀN TỪ CHỐI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ KHÔNG?

Di sản thừa kế là phần tài sản đã được người mất định đoạt chia lại cho một ai đó theo di chúc hoặc theo pháp luật. Việc để lại di sản thừa kế cho một người được coi là hành vi pháp lý đơn phương nên người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản thừa kế đối với phần tài sản mà mình được nhận. Quy định của pháp luật về quyền thừa kế, quyền từ chối nhận di sản thừa kế như thế nào? Trình tự thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế ra sao? Sau đây, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết bên dưới.

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Dân sự năm 2015

- Luật Công chứng năm 2014

II. Nội dung tư vấn

1. Quyền thừa kế theo quy định của pháp luật

Quyền thừa kế là một trong những quyền cơ bản của công dân được pháp luật ghi nhận. Theo quy định tại Điều 609 BLDS 2015, người thừa kế có quyền “hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật”. Pháp luật cho phép người được hưởng di sản thừa kế có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản thừa kế đó. Việc từ chối nhận di sản thừa kế phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản và việc từ chối này phải được thực hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Theo như quy định trên thì cá nhân có quyền sở hữu tài sản thì có quyền lập di chúc định đoạt tài sản của mình cho người khác hưởng sau khi chết. Việc lập di chúc phải tuân theo các quy định của pháp luật về điều kiện có hiệu lực của di chúc. Trường hợp cá nhân không lập di chúc thì tài sản được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định trình tự, thủ tục phân chia di sản của người để lại di sản cho những người thừa kế.

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền nhận hoặc từ chối nhận di sản; trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm trốn tránh nghĩa vụ tài sản đối với người thứ ba. Thừa kế theo pháp luật phát sinh dựa trên một trong các quan hệ sau: hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Thừa kế theo di chúc phát sinh theo ý chí chủ quan của người lập di chúc mà không có điều kiện bắt buộc. Người lập di chúc có quyền định đoạt tài sản của mình cho bất kỳ chủ thể nào, nếu di chúc chỉ định pháp nhân thì pháp nhân đó là người thừa kế theo di chúc.

2. Từ chối nhận di sản thừa kế theo quy định của pháp luật

Điều 620 của Bộ luật Dân sự năm 2015 được quy định cụ thể về việc từ chối nhận di sản thừa kế cụ thể:

- Việc từ chối nhận di sản phải được Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản. Trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản;

- Việc từ chối nhận di sản phải lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản. Những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết;

- Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.

Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật có quyền từ chối nhận di sản. Phần di sản của người từ chối sẽ được chia cho những người thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên pháp luật hạn chế việc từ chối nhận di sản nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người khác (cá nhân, tổ chức, Nhà nước). Trường hợp này cần xem xét người từ chối nhận thừa kế có tài sản để thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba hay không. Nếu họ có tài sản riêng để thực hiện nghĩa vụ thì có quyền từ chối nhận di sản. Ngược lại, nếu họ không có hoặc có nhưng không đủ để thực hiện nghĩa vụ đối với người thứ ba; thì không được phép từ chối.

Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết. Việc gửi văn bản có thể thực hiện bằng một trong các hình thức như: gửi trực tiếp, gửi qua đường bưu điện, gửi qua hòm thư điện tử.

Việc từ chối nhận di sản phải được thực hiện trước thời điểm phân chia di sản. Trên thực tế, thời điểm phân chia di sản thừa kế có thể không thống nhất được do có phát sinh mâu thuẫn, bất đồng quan điểm của những người được hưởng thừa kế nên nếu có người thừa kế nào có ý định không nhận di sản thừa kế thì nên thực hiện quyền từ chối nhận di sản càng sớm càng tốt ở thời điểm thích hợp nhất để những người hưởng di sản thừa kế còn lại biết và thuận lợi trong quá trình phân chia di sản thừa kế.

Người từ chối nhận di sản thừa kế có thể tặng cho lại kỷ phần thừa kế của mình cho 01 hoặc tất cả những người được hưởng di sản thừa kế khác. Việc tặng cho lại kỷ phần thừa kế cho người khác phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp lệ bởi cơ quan có thẩm quyền mới có giá trị pháp lý.

3. Trình tự, thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế

3.1. Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế

Thủ tục từ chối nhận di sản thừa kế gồm những giấy tờ sau:

- Giấy tờ tùy thân (CMND hoặc hộ chiếu);

- Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản;

- Các giấy tờ khác liên quan mà theo quy định của pháp luật phải có: Giấy khai sinh, Giấy chứng tử,…

3.2. Trình tự thực hiện thủ tục từ chối nhận di sản

- Người yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản thừa kế phải tự mình nộp hồ sơ yêu cầu công chứng. Không được phép ủy quyền cho người khác.

- Công chứng viên tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ. Nếu thấy hồ sơ đầy đủ, phù hợp với qui định của pháp luật thì thụ lý, ghi vào sổ công chứng, viết phiếu hẹn thời gian công chứng.

- Nếu thấy có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự, có dấu hiệu đe dọa, cưỡng ép.

- Công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị người yêu cầu.

- Công chứng viên tiến hành xác minh, không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

- Công chứng viên kiểm tra lại văn bản từ chối nhận di sản.

- Người yêu cầu công chứng tự đọc lại dự thảo văn bản, đồng ý thì ký vào từng trang văn bản.

- Công chứng viên ghi lời chứng, ký vào từng trang văn bản.

- Người yêu cầu nộp phí công chứng, tổ chức hành nghề công chứng đóng dấu công chứng.

3.3. Cách thức thực hiện

- Trực tiếp nộp hồ sơ tại tổ chức hành nghề công chứng.

- Ký hợp đồng công chứng tại trụ sở hoặc ngoài trụ sở tổ chức hành nghề công chứng.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về vấn đề quyền từ chối nhận di sản thừa kế. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Thu Cẩm)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh,

P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Di chúc được lập bằng miệng có được coi là hợp pháp

Cha mẹ ly hôn con có được hưởng thừa kế hay không

Con bị tâm thần có được hưởng thừa kế không



Gọi ngay

Zalo