Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

CHIA DI SẢN KHI DI CHÚC BỊ THẤT LẠC

Di chúc là văn bản thể hiện ý chí của người có tài sản trước khi chết nhằm phân chia tài sản đó. Tuy nhiên trong một số trường hợp, di chúc bị thất lạc do nhiều nguyên nhân khác nhau như thiên tai, hỏa hoạn, trộm cắp… Khi đó, chúng ta sẽ giải quyết di sản của người chết để lại như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ đồng hành cùng bạn giải đáp những thắc mắc trên trong bài viết sau.

I.Cơ sở pháp lý

Bộ luật Dân sự năm 2015

II.Nội dung tư vấn

1. Chia di sản thừa kế theo pháp luật khi di chúc bị thất lạc

Khi di chúc cha mẹ để lại bị thất lạc, chúng ta không còn có căn cứ để chia di sản thừa kế theo ý nguyện của người để lại di sản. Điều 642 BLDS 2015 quy định như sau:

- Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc và cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật.

- Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.

- Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Khi di chúc thất lạc thì di sản của người chết để lại sẽ được chia cho những người thừa kế theo quy định của pháp luật.

Căn cứ quy định tại Điều 651 BLDS 2015 thì có ba hàng thừa kế theo pháp luật:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

Di sản thừa kế được chia theo nguyên tắc sau: Những người cùng chung hàng thừa kế được chia phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết mà không có thừa kế thế vị, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

2. Di chúc thất lạc tìm lại được xử lý như thế nào?

Di chúc bị thất lạc tuy nhiên sau đó tìm lại được, có nội dung chứng minh được ý chí, nguyện vọng của người để lại di sản sẽ được giải quyết theo quy định tại khoản 2,3 Điều 642 BLDS 2015:

- Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.

- Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

3. Trường hợp di sản chưa chia mà tìm thấy di chúc thì di sản được chia theo di chúc.

Trường hợp di sản thừa kế chưa được chia và tìm lại được di chúc bị thất lạc thì di sản sẽ được chia theo nội dung quy định trong di chúc.

Khi đó sẽ phát sinh ra nhiều vấn đề như:

- Di chúc có hợp pháp hay không;

- Hiệu lực của bản di chúc.

Khi tìm thấy di chúc và chia tài sản theo ý chí của người để lại di sản thì điều đầu tiên phải quan tâm đến đó chính là tính pháp lý của di chúc. Di chúc có được lập đúng với quy định của pháp luật hay không.

Căn cứ quy định tại Điều 630 BLDS quy định về điều kiện để di chúc hợp pháp:

- Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.

- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 BLDS 2015

Di chúc cần phải tuân thủ chặt chẽ những quy định đối với những trường hợp cần phải công chứng, chứng thực hay cần có người làm chứng theo quy định của pháp luật hiện hành.

Một bản di chúc được lập ra không phải lúc nào toàn bộ nội dung của nó cũng có hiệu lực kể từ thời điểm người để lại di sản chết. Có những trường quy định tại Điều 643 BLDS 2015 về những trường hợp di chúc không có hiệu lực hoặc chỉ có hiệu lực một phần khi di sản để lại không còn hoặc còn một phần tại thời điểm mở thừa kế.

Như vậy, khi di chúc bị thất lạc mà tìm lại được thì phải tiến hành chia di sản theo nội dung di chúc khi mà di sản thừa kế đó chưa được chia. Ngoài những phân tích phía trên, thì di sản thừa kế sẽ được chia cho những người được theo ý chí, nguyện vọng của người để lại di chúc.

Trường hợp những người như con chưa thành niên, vợ, cha, mẹ, con thành niên mà không có khả năng lao động mà không được cho hưởng di sản theo di chúc hoặc được cho hưởng nhưng ít hơn 2/3 phần của một người hưởng di sản nếu chia thừa kế theo pháp luật thì những người này vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 644 BLDS 2015 về thừa kế không theo nội dung di chúc.

Trong thời hiệu yêu cầu chia di sản, trường hợp di sản đã chia mà tìm thấy di chúc thì phải chia lại theo di chúc nếu người thừa kế theo di chúc yêu cầu.

Để tránh tình trạng chia di sản thừa kế không đúng nguyện vọng của người lập di chúc (trong trường hợp bị thất lạc) thì người lập di chúc nên tới văn phòng công chứng để công chứng chứng thực di chúc. Vì lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hoặc Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thì một bản được lưu giữ tại các cơ quan đó. Do đó, nếu bản di chúc do người lập di chúc giữ hoặc người khác giữ mà thất lạc, hư hỏng thì có thể truy tìm bản gốc tại cơ quan đó.

Tuy nhiên, nếu di chúc không có công chứng, chứng thực mà bị thất lạc, hư hỏng đến mức không còn rõ nội dung di chúc thì coi như không có di chúc, di sản được chia theo pháp luật. Trường hợp di chúc bị thất lạc mà tìm thấy khi chưa chia di sản, thì di sản được chia theo di chúc đã tìm thấy đó.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về vấn đề chia di sản khi di chúc bị thất lạc. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Thu Cẩm)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 1, Toà nhà CT 1 - SUDICO Khu đô thị Mỹ Đình - Mễ Trì, đường Vũ Quỳnh,

P. Mỹ Đình 1, Q. Nam Từ Liêm, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn



Bài viết liên quan:

Di chúc được lập bằng miệng có được coi là hợp pháp

Cha mẹ ly hôn con có được hưởng thừa kế hay không

Con bị tâm thần có được hưởng thừa kế không



Gọi ngay

Zalo