Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Khách hàng mong muốn được tư vấn liên quan đến thủ tục cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài tại Việt Nam.

Công ty Quý khách là một công ty tài chính, nhận vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài. Để tiếp cận các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế, phong phú, đa dạng trong phát triển tư duy và đội ngũ nhân sự. Chúng tôi cần tuyển dụng những chuyên gia nước ngoài đến và làm việc tại công ty. Nhưng bởi vì họ là người nước ngoài, nên pháp luật có những quy định riêng cho họ. Quý khách mong HTC Việt Nam giúp Quý khách làm rõ các vấn đề pháp lý cần đáp ứng, để công ty Quý khách sớm đưa các chuyên gia nước ngoài sang Việt Nam làm việc.

Hiểu được mong muốn của Quý khách hàng, Công ty Luật HTC Việt Nam với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm và tận tình sẽ giải đáp hết thắc mắc của Quý khách hàng, sẵn sàng hỗ trợ dịch vụ khi được Quý khách hàng tin tưởng.

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý:

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:

- Luật Lao động số: 45/2019/QH14 của Chính phủ ban hành ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực ngày 01/01/2021;

- Nghị định số: 152/2020/NĐ-CP Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2019 quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam là việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Thông tư số: 23/2017/TT-BLĐTBXH ngày 15/08/2017 của bộ lao động thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam qua mạng điện tử;

- Danh sách số: 143/KCB-PHCN&GĐ ngày 05/02/2015 của Bộ Y Tế về việc cập nhật, bổ sung danh sách bệnh viện, phòng khám có đủ điều kiện theo thẩm quyền khám sức khỏe cho người nước ngoài khi làm thủ tục giấy phép lao động.

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng:

2.1. Giấy phép lao động được cấp bởi:

- Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh/thành phố hoặc

- Ban quản lý khu công nghiệp và

- Khu chế xuất nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

2.2. Điều kiện người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

Theo quy định tại Điều 151 Luật lao động thì Người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam là người có quốc tịch nước ngoài và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

Đủ 18 tuổi trở lên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

Có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, tay nghề, kinh nghiệm làm việc; có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế;

Không phải là người đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc chưa được xóa án tích hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc pháp luật Việt Nam;

Có giấy phép lao động do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp, trừ trường hợp quy định tại Điều 154 của Luật lao động.

2.3. Những trường hợp người nước ngoài được cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam

Theo quy định tại Điều 2, Nghị định 152/2020/NĐ-CP thì lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo các hình thức sau đây:

Thực hiện hợp đồng lao động;

Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp;

Thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế;

Nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng;

Chào bán dịch vụ;

Làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam;

Tình nguyện viên;

Người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại;

Nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật;

Tham gia thực hiện các gói thầu, dự án tại Việt Nam.

2.4. Hồ sơ xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam:

2.4.1. Xin công văn chấp thuận vị trí tuyển dụng lao động người nước ngoài:

- Trước ít nhất 30 ngày kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho đơn vị sử dụng lao động (công ty, nhà thầu, văn phòng đại diên…) thì đơn vị sử dụng lao động phải nộp hồ sơ giải trình nhu cầu sử dụng người lao động nước ngoài đề nghị cấp Giấy Phép Lao Động cho Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội nơi ngoài nước ngoài dự kiến làm việc. Nếu Sở Lao Động – Thương Binh Xã Hội có văn bản trả lời chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài.

2.4.2. Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động Việt Nam cho người nước ngoài:

Đơn đề nghị xin cấp giấy phép lao động theo Mẫu số 11/PLI - Phụ lục 11 (Kèm theo Nghị định số 152/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ)

Giấy chứng nhận sức khỏe khám tại nước ngoài hoặc giấy khám sức khỏe khám tại Việt Nam tại các bệnh viện, phòng khám, có sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ y tế ( trong thời hạn 12 tháng)

Cụ thể, quy trình khám sức khỏe cho người nước ngoài sẽ được tiến hành như sau:

- Bước 1: Lao động nước ngoài chuẩn bị hồ sơ khám sức khỏe nộp tại cơ sở y tế đủ điều kiện theo quy định của Bộ Y tế;

- Bước 2: Cơ sở y tế tiến hành đối chiếu ảnh chân dung trong hồ sơ với người nước ngoài đến khám;

- Bước 3: Sau khi thực hiện đối chiếu, đóng dấu giáp lai vào ảnh chân dung;

- Bước 4: Đối chiếu giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân hoặc hộ chiếu của người giám hộ với người nước ngoài được khám sức khỏe;

- Bước 5: Người nước ngoài đến khám và người giám hộ được hướng dẫn quy trình khám sức khỏe;

- Bước 6: Cơ ở y tế tiến hành khám sức khỏe theo quy trình Bộ Y tế đã ban hành.

Lý lịch tư pháp của người nước ngoài cấp tại nước ngoài hoặc phiếu lý lịch số 1 được cấp tại Việt Nam (Được cấp không quá 06 tháng)

- Trường hợp người lao động nước ngoài chưa từng cư trú tại Việt Nam thì phải có văn bản xác nhận không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.

- Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần Lý lịch tư pháp Việt Nam do Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cấp hoặc do Sở tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cấp.

Văn bản thông báo chấp thuận vị trí công việc sử dụng người lao động nước ngoài.

- Đối với nhà quản lý, giám đốc điều hành: Nhà quản lý là người quản lý doanh nghiệp hoặc người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan tổ chức; Giám đốc điều hành là người đứng đầu và trực tiếp điều hành đơn vị trực thuộc cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

- Đối với người lao động nước ngoài là chuyên gia: Có văn bản xác nhận là chuyên gia của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài; Hai là có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc ở vị trí mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

- Đối với người lao động nước ngoài là lao động kỹ thuật: là người được đào tạo chuyên ngành kỹ thuật hoặc chuyên ngành khác ít nhất 01 năm và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm trong chuyên ngành được đào tạo.

Bản chứng thực hộ chiếu và visa của người nước ngoài.

Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên ( Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài tối thiểu là 03 năm,…)

Ngoài ra, đối với các ngành, nghề có yêu cầu đặc biệt (cầu thủ bóng đá, phi công, bảo dưỡng máy bay) hoặc các trường hợp lao động nước ngoài cung cấp dịch vụ hoặc thực hiện hợp đồng, chào bán dịch vụ…tại Việt Nam, hồ sơ sẽ bao gồm các giầy tờ khác theo quy định của pháp luật.)

02 ảnh chân dung, kích thước 4x6, phông nền trắng, không đeo kính.

Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài ( tùy từng trường hợp theo quy định: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động, Điều lệ công ty…)

Lưu ý: Các giấy tờ được cấp ở nước ngoài hoặc được cấp bởi cơ quan Đại diện ngoại giao của nước ngoài tại Việt Nam phải được Hợp pháp hoá lãnh sự và dịch thuật công chứng ra tiếng Việt.

5. Thời hạn được cấp của giấy phép lao động:

- Giấy phép lao động sẽ phải được gia hạn trước 01 tháng tính đến ngày Giấy phép lao động hết hạn.

Thời hạn gia hạn của giấy phép lao động phụ thuộc vào thời gian làm việc tiếp của người nước ngoài cho người sử dụng lao động được xác định trong hợp đồng lao động hoặc văn bản của phía nước ngoài làm việc tại Việt Nam hoặc hợp đồng ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài.

Thời hạn tối đa cho mỗi lần gia hạn là 24 tháng.

6. Chi phí

Vui lòng liên hệ qua SĐT: 0989.386.729 hoặc Email: [email protected] để được báo giá chi tiết.

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

Người viết: Phạm Thị Huyền Trang/157; Ngày viết: 26/07/2021

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


--------------------------------------------------------------------------------------------------

Bài viết liên quan:

- Những điều cần biết về pháp luật doanh nghiệp?

- Tư vấn thủ tục cấp phép cho lao động nước ngoài tại Việt Nam



Gọi ngay

Zalo