Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Top 3 phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng mới nhất

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, trong các giao dịch hiện nay tranh chấp hợp đồng xảy ra ngoài ý muốn của các chủ thể khi tham gia quan hệ hợp đồng diễn ra phổ biến và phức tạp. Ở các nước phát triển, khách hàng luôn được Luật sư tư vấn để nhận diện các tranh chấp tiềm tàng, và đưa các giải pháp, hỗ trợ tư vấn pháp lý và đồng hành cùng doanh nghiệp giải quyết các tranh chấp trong các giai đoạn của giao dịch phù hợp với các quy định của pháp luật, và giúp doanh nghiệp tập trung vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Để giúp quý khách hàng hiểu rõ về các tranh chấp hợp đồng và các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng, Công ty TNHH HTC Việt Nam sẽ giải đáp các vấn đề trên qua bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp hợp đồng

- Bộ luật Dân sự 2015.

1. Các loại tranh chấp hợp đồng?

Tranh chấp hợp đồng là những bất đồng phát sinh giữa các bên giao kết trong quá trình thực hiện hợp đồng. Tranh chấp hợp đồng phát sinh do việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.

Việc mâu thuẫn về nội dung hợp đồng có thể xuất phát từ việc đánh giá hành vi vi phạm, cách hiểu nội dung ngôn từ trong hợp đồng, cách thức giải quyết hậu quả phát sinh hoặc có vi phạm nghĩa vụ hợp đồng.

Tranh chấp hợp đồng ở đây thường liên quan đến các loại hợp đồng như: hợp đồng dân sự, hợp đồng thương mại, hợp đồng lao động,...

Tranh chấp Hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức chọn lựa phù hợp để nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp, vừa đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội, giáo dục được ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần chủ động ngăn ngừa các vi phạm Hợp đồng.

Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp Hợp đồng phải đảm bảo nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật. Quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên với chi phí giải quyết thấp.

tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng theo pháp luật mới nhất


2. Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng

Tranh chấp Hợp đồng có thể được giải quyết bằng các phương thức khác nhau: hòa giải, trọng tài hay Tòa án. Các bên tranh chấp có thể chọn lựa một phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp.

2.1. Phương thức tranh chấp hợp đồng bằng hình thức hòa giải, thương lượng

Hòa giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội, nhưng quan niệm về hòa giải còn nhiều vấn đề chưa thống nhất. Có thể hiểu hòa giải là một phương thức giải quyết tranh chấp với sự giúp đỡ của một bên thứ ba trung lập, các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận giải quyết các tranh chấp phù hợp với quy định của pháp luật, truyền thống đạo đức xã hội.

Ở Việt Nam, việc hòa giải tranh chấp Hợp đồng được coi trọng. Các bên phải tự thương lượng, hòa giải với nhau khi phát sinh tranh chấp. Khi thương lượng, hòa giải bất thành mới đưa ra Tòa án hoặc trọng tài giải quyết. Ngay tại Tòa án, các bên vẫn có thể tiếp tục hòa giải với nhau. Ở VN, bình quân mỗi năm, số lượng tranh chấp kinh tế được giải quyết bằng phương thức hòa giải chiếm đến trên dưới 50% tổng số vụ việc mà Tòa án đã phải giải quyết.

Các hình thức hòa giải:

- Tự hòa giải: là do các bên tranh chấp tự bàn bạc để đi đến thống nhất phương án giải quyết tranh chấp mà không cần tới sự tác động hay giúp đỡ của đệ tam nhân.

- Hòa giải qua trung gian: là việc các bên tranh chấp tiến hành hòa giải với nhau dưới sự hổ trợ, giúp đỡ của người thứ ba (người trung gian hòa giải). Trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chức hay Tòa án do các bên tranh chấp chọn lựa hoặc do pháp luật qui định.

- Hòa giải ngoài thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được các bên tiến hành trước khi dưa đơn khởi kiện ra Tòa án hay trọng tài.

- Hòa giải trong thủ tục tố tụng: là việc hòa giải được tiến hành tại Tòa án, trong tài khi các cơ quan này tiến hành giải quyết tranh chấp theo đơn kiện của một bên (hòa giải dưới sự trợ giúp của Tòa án hay trọng tài). Tòa án, trong tài sẽ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.

=> Kết luận:

+ Ưu điểm:

- Là phương thức mềm dẻo, linh hoạt, đảm bảo được bí mật và uy tín của các bên khi xảy ra tranh chấp

- Đơn giản, ít tốn kém, nhanh chóng;

- Có thể duy trì mối quan hệ hợp tác giữa các bên;

+ Nhược điểm:

- Giải pháp do các bên đề xuất nên việc thực hiện phụ thuộc vào tinh thần thiện chí của các bên, không có sự cưỡng chế thi hành.

- Thỏa thuận giữa các bên không có tính bắt buộc.

=> Tham khảo thêm: Sự khác nhau giữa hợp đồng và biên bản thỏa thuận

2.2 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng bởi Trọng tài

Các bên thỏa thuận đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài và Trọng tài sau khi xem xét sự việc tranh chấp, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên. Phương thức giải quyết trọng tài cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện. Các bên được quyền thỏa thuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hợp đồng (hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp.

Khác với thương lượng hòa giải, trọng tài là một cơ quan tài phán (xét xử). Tính tài phán của trọng tài thể hiện ở quyết định trọng tài có giá trị cưỡng chế thi hành. Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp phát sinh từ quan hệ kinh tế, trong đó có tranh chấp Hợp đồng (tranh chấp phát sinh từ Hợp đồng thuần túy dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Trọng tài).

Thẩm quyền của Trọng tài được xác định không phụ thuộc vào quốc tịch, địa chỉ trụ sở giao dịch chính của các bên tranh chấp hay nơi các bên tranh chấp có tài sản hay nơi ký kết hoặc thực hiện Hợp đồng. Điều kiện để trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chấp là các bên phải có thỏa thuận trọng tài.

Thỏa thuận trọng tài là sự nhất trí của các bên đưa ra những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại trọng tài. Thỏa thuận trọng tài phải thể hiện dưới hình thức văn bản và phải chỉ đích danh một trung tâm trọng tài cụ thể. Mọi sự thay đổi, đình chỉ, hủy bỏ hay vô hiệu của Hợp đồng đều không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của thoả thuận trọng tài (trừ trường hợp lý do làm Hợp đồng vô hiệu cũng là lý do làm thoả thuận trọng tài vô hiệu).

Thỏa thuận trọng tài không có giá trị ràng buộc các bên khi nó không có hiệu lực hoặc không thể thi hành được. Khi đã có thỏa thuận trọng tài thì các bên chỉ được kiện tại trọng tài theo sự thỏa thuận mà thôi. Tòa án không tham gia giải quyết nếu các bên đã thỏa thuận trọng tài, trừ trường hợp thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu hoặc thỏa thuận trọng tài là không thể thực hiện được. Trọng tài hoạt động theo nguyên tắc xét xử một lần, phán quyết trọng tài có tính chung thẩm: các bên không thể kháng cáo trước Tòa án hoặc các tổ chức nào khác. Các bên tranh chấp phải thi hành phán quyết trọng tài trong thời hạn ấn định của phán quyết.

=> Kết luận

- Ưu điểm: Quyết định của trọng tài là quyết định cuối cùng, vì vậy nó ràng buộc các bên đồng thời đây cũng là biện pháp giúp đảm bảo bí mật và uy tín cho các bên trong kinh doanh.

- Nhược điểm: quyết định của Trọng tài không có tính cưỡng chế thi hành như quyết định của tòa án do đó sự thành công trong việc giải quyết bằng Trọng tài phụ thuộc vào tinh thần thiện chí của các bên.

=> Xem thêm: Hợp đồng vi phạm về hình thức xử lý như thế nào?

2.3 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng theo thủ tục tố tụng tư pháp

Khi tranh chấp Hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hòa giải với nhau thì có thể được giải quyết tại Tòa án. Tùy theo tính chất của Hợp đồng là kinh tế hay dân sự mà các tranh chấp phát sinh có thể được Tòa án giải quyết theo thủ tục tố tụng kinh tế hay thủ tục tố tụng dân sự.

Các quyết định của Tòa án (đại diện cho quyền lực tư pháp của nhà nước) có tính cưỡng chế thi hành đối với các bên. Với nguyên tắc 2 cấp xét xử, những sai sót trong quá trình giải quyết tranh chấp có khả năng được phát hiện khắc phục. Với điều kiện thực tế tại Việt Nam, thì án phí Tòa án lại thấp hơn lệ phí trọng tài.

=> Kết luận

- Ưu điểm:

Bản án quyết định của tòa có tính cưỡng chế thi hành.

Đảm bảo được tính chính xác, công bằng, khách quan, đúng pháp luật.

-Nhược điểm: Mất nhiều thời gian để có thể giải quyết xong một vụ án tranh chấp. Phí, lệ phí có thể rất cao tùy thuộc vào giá trị của mỗi vụ án tranh chấp. Bản án, quyết định của tòa án sẽ được công bố công khai do đó khó đảm bảo được bí mật kinh doanh và uy tín của các bên tham gia tranh chấp..

=> Có thể bạn quan tâm: Phân biệt hợp đồng dân sự với hợp đồng lao động

Dịch vụ tư vấn về hợp đồng tại công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

- Tư vấn soạn thảo hợp đồng, đàm phán giao kết hợp đồng.

- Tư vấn quản trị rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng.

- Tư vấn xử lý các vấn đề phát sinh từ hợp đồng.

- Tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Cam kết chất lượng dịch vụ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hoạt động với phương châm “Tận tâm - Hiệu quả - Uy tín” cho quý khách, cam kết đảm bảo chất lượng dịch vụ, cụ thể thư sau:

- Đảm bảo thực hiện công việc theo đúng tiến độ đã thỏa thuận, đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật, đúng với quy tắc đạo đức và ứng xử của luật sư Việt Nam.

- Đặt quyền lợi khách hàng lên hàng đầu, nỗ lực hết mình để mang đến cho khách hàng chất lượng dịch vụ tốt nhất.

- Bảo mật thông tin mà khách hàng cung cấp, các thông tin liên quan đến khách hàng.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!

Trên đây là bài viết của chúng tôi về vấn đề Các loại tranh chấp hợp đồng và phương thức giải quyết tranh chấp. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hận hạnh đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết các vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đường Linh)

---------------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

- Hình thức của hợp đồng theo quy định mới nhất

- Phân biệt hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương




Gọi ngay

Zalo