Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VISA XUẤT NHẬP CẢNH

Thông thường, khi muốn đi du lịch, du học,… tại nước ngoài đều phải xin visa. Tuy nhiên chắc hẳn ít người hiểu rõ ý nghĩa của visa và lý do vì sao phải xin visa khi xuất nhập cảnh. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc đó.

1. Visa là gì? Tại sao phải xin visa?

- Visa là tên gọi quốc tế, ở Việt Nam chúng ta, visa được biết dưới tên gọi là thị thực hay thị thực xuất nhập cảnh. Tại khoản 11 điều 3 Luật Xuất nhập cảnh 2014 quy định: “Thị thực là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam”.

Đây là loại giấy tờ để chứng minh nước cấp visa (thị thực) cho bạn cho phép bạn được nhập cảnh hoặc xuất cảnh ở quốc gia cấp visa (thị thực).

- Các loại visa:

+ Visa di dân: dùng để nhập cảnh và định cư - tại một nước theo các diện như cha mẹ bảo lãnh con cái, diện vợ chồng,…

+ Visa không di dân: dùng nhập cảnh một nước trong một khoảng thời gian cho phép, tạm thời gồm các loại sau: du lịch; công tác, làm việc, kinh doanh, điều trị, chữa bệnh, lao động thời vụ, học tập, các chương trình trao đổi, ngoại giao, chính trị.

- Giá trị sử dụng và hình thức của visa:

+ Thị thực có giá trị một lần hoặc nhiều lần và không được chuyển đổi mục đích.

+ Thị thực được cấp riêng cho từng người, trừ trường hợp trẻ em dưới 14 tuổi được cấp chung hộ chiếu với cha hoặc mẹ hoặc người giám hộ.

+ Thị thực được cấp vào hộ chiếu hoặc cấp rời.

- Điều kiện cấp visa:

+ Có hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

+ Có cơ quan, tổ chức, cá nhân tại Việt Nam mời, bảo lãnh, trừ trường hợp: Người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài cấp thị thực có giá trị không quá 30 ngày cho người nước ngoài có nhu cầu nhập cảnh Việt Nam khảo sát thị trường, du lịch, thăm người thân, chữa bệnh thuộc các trường hợp sau đây:

a) Người có quan hệ công tác với cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực Việt Nam ở nước ngoài và vợ, chồng, con của họ hoặc người có văn bản đề nghị của cơ quan có thẩm quyền Bộ Ngoại giao nước sở tại;

b) Người có công hàm bảo lãnh của cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự các nước đặt tại nước sở tại.

+ Không thuộc các trường hợp chưa cho nhập cảnh quy định của pháp luật.

+ Các trường hợp sau đây đề nghị cấp thị thực phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:

a) Người nước ngoài vào đầu tư phải có giấy tờ chứng minh việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư;

b) Người nước ngoài hành nghề luật sư tại Việt Nam phải có giấy phép hành nghề theo quy định của Luật luật sư;

c) Người nước ngoài vào lao động phải có giấy phép lao động theo quy định của Bộ luật lao động;

d) Người nước ngoài vào học tập phải có văn bản tiếp nhận của nhà trường hoặc cơ sở giáo dục của Việt Nam.

2. Thủ tục xin visa.

Đối với người Việt Nam muốn xin visa ra nước ngoài: Thủ tục cấp visa tùy theo quy định của quốc gia mà bạn muốn đến. Bạn có thể liên hệ với các công ty cung cấp dịch vụ để được tư vấn thủ tục cụ thể.

Đối với người nước ngoài muốn nhập cảnh vào Việt Nam: Người đó phải có visa do đại sứ quán Việt Nam ở quốc gia đó cấp phép (ví dụ người ở Mỹ muốn nhập cảnh vào Việt Nam phải có visa do lãnh sự quán Việt Nam tại Mỹ cấp phép).

3. Phân biệt giữa visa (thị thực) và passport (Hộ chiếu).

Hiện nay vẫn còn nhiều người nhầm lẫn giữa visa và passport. Vậy hộ chiếu là gì?

- Passport (hộ chiếu) là giấy chứng nhận do chính phủ một nước cấp để công dân nước đó có quyền xuất cảnh đi nước khác và nhập cảnh trở về nước mình.

- Hiện tại ở Việt Nam có 3 loại passport thông dụng:

+ Loại phổ thông (Popular Passport): Cấp cho công dân Việt Nam, có thời hạn là 10 năm kể từ ngày cấp. Bạn sẽ phải xuất trình khi nhập cảnh vào một quốc gia khác. Du học sinh và công dân định cư cũng được dùng loại này.

+ Hộ chiếu công vụ (Official Passport): Được cấp phép cho cá nhân trong cơ quan, chính phủ nhà nước đi công vụ ở nước ngoài.

+ Hộ chiếu ngoại giao (Diplomatic Passport): Được cấp cho quan chức ngoại giao của chính phủ công tác ở nước ngoài.

- Sự khác nhau giữa visa và hộ chiếu:

Hiểu một cách đơn giản, passport (hộ chiếu) là giấy tờ được chính phủ một quốc gia cấp cho công dân nước mình, trong khi đó visa là loại giấy tờ nơi người xin cấp muốn đến nhưng không phải là công dân nước đó.

Ví dụ: Bạn là công dân Việt Nam. Bạn muốn nhập cảnh sang Pháp để du lịch trong thời gian là 1 tháng. Bạn cần phải chuẩn bị 2 loại giấy tờ:

- Passport do chính phủ Việt Nam cấp xác nhận bạn là công dân Việt Nam hợp pháp và muốn xuất ngoại.

- Visa do nước Pháp cấp xác nhận cho phép bạn nhập cảnh vào nước Mỹ du lịch.

Nếu không có passport bạn sẽ không thể xin được visa. Vì thế bạn buộc phải xin cấp passport trước rồi mới nộp hồ sơ làm visa.

Trên đây là một số nội dung của công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về Visa xuất nhập cảnh. Để được hỗ trợ, vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo