Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ TIỀN PHỤ CẤP ĐỘC HẠI

TƯ VẤN VỀ TIỀN PHỤ CẤP ĐỘC HẠI

Phụ cấp độc hại là một trong những mức phụ cấp quan trọng đối với những người lao động trong môi trường độc hại. Nhưng điều kiện và mức hưởng loại trợ cấp này như thế nào?Công ty Luật TNHH HTC sẽ tư vấn cho bạn về khoản tiền này trong bài viết dưới đây

I.Cơ sở pháp lý

- Bộ luật lao động 2012

- Thông tư 07/2005/TT-BNV


II.Nội dung tư vấn

1.Khái quát về phụ cấp độc hại

Theo cách hiểu thông thường phụ cấp này sẽ áp dụng đối với những người lao động làm những công việc hoặc làm việc trong điều kiện có những yếu tố nguy hiểm, độc hại hoặc đặc biệt nguy hiểm, độc hại. Đây được xem là khoản phụ cấp nhằm bù đắp một phần tổn hại về sức khỏe, tinh thần,… cho người lao động. Mỗi ngành nghề và lĩnh vực đều sẽ có những tính chất đặc thù riêng, vì vậy mà mức phụ cấp sẽ phụ thuộc vào từng đối tượng lao động với những công việc khác nhau mà có mức hưởng phụ cấp khác nhau

*Quy định tại Thông tư 07/2005/TT-BNV, phụ cấp độc hại đối với cán bộ, công chức, được chia làm 4 mức. Từ 01/7/2020, mức lương cơ sở là 16 triệu đồng/tháng. Do đó, mức phụ cấp độc hại hàng tháng cán bộ, viên chức, công chức nhận được hưởng như sau:

Mức 1: Hệ số 0.1 = 160.000 đồng/tháng;

Mức 2: Hệ số 0.2 = 320.000 đồng/tháng;

Mức 3: Hệ số 0.3 = 480.000 đồng/tháng;

Mức 4: Hệ số 0.4 = 640.000 đồng/tháng.

Phụ cấp độc hại được tính dựa theo thời gian thực tế làm việc ở nơi có yếu tố nguy hiểm, độc hại và sẽ được trả cùng kỳ lương hàng tháng:

Nếu làm việc dưới 4 giờ/ngày thì được tính bằng nửa ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì sẽ được tính bằng cả ngày làm việc.

*Đối với người lao động trong công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu

– Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Thấp nhất là 5%

Cao nhất là 10%

– Mức phụ cấp đối với nghề, công việc có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm:

Thấp nhất là 7%

Cao nhất là 15%.

Các mức phụ cấp nêu trên được so với mức lương của nghề, công việc có độ phức tạp tương đương, trong điều kiện lao động bình thường.

Quy định về thời gian hưởng cũng tương tự cán bộ viên chức.

*Đối với những lao động còn lại

Nếu người lao động làm việc thuộc danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì mức phụ cấp độc hại sẽ tùy theo sự thỏa thuận khi giao kết hợp đồng lao động.

Mức lương của công việc có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

*Riêng đối với ngành y tế, phụ cấp độc hại được tính như sau:

- Phụ cấp 70% đối với xét nghiệm, khám, điều trị, chăm sóc người bệnh HIV/AIDS, tâm thần, phong, lao; giám định pháp y, pháp y tâm thần hoặc giải phẫu bệnh lý.

- Phụ cấp 60% đối với xét nghiệm và phòng chống bệnh truyền nhiễm;khám, điều trị và chăm sóc người bệnh cấp cứu, cấp cứu 115. hồi sức cấp cứu, truyền nhiễm;kiểm dịch y tế biên giới.

-phụ cấp 50% với trực tiếp khám, điều trị và phục vụ người bệnh gây mê hồi sức, điều trị tích cực, chăm sóc nhi, chống độc, bỏng và da liễu

-Mức phụ cấp độc hại 40% áp dụng với công chức viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; y dược cổ truyền; dược, mỹ phẩm; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người bệnh, phục hồi chức năng; giám định y khoa; an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế;…

-Mức phụ cấp 30% với công chức thường xuyên làm việc trực tiếp chuyên môn y tế để thực hiện truyền thông giáo dục, sức khỏe và dân số; quản lý, phục vụ không trực tiếp làm chuyên môn y tế tại các cơ sở, viện, bệnh viện đa khoa

- Mức phụ cấp độc hại không quá mức 20% so với mức lương ngạch, bậc hiện hưởng với công chức, làm công tác quản lý, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế,phục vụ các đơn vị sự nghiệp y tế,….

2. Cách chi trả phụ cấp độc hại

*Cách tính trả phụ cấp:

Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được tính theo thời gian thực tế làm việc tại nơi có các yếu tố độc hại, nguy hiểm; nếu làm việc dưới 4 giờ trong ngày thì được tính bằng 1/2 ngày làm việc, nếu làm việc từ 4 giờ trở lên thì được tính cả ngày làm việc. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm được trả cùng kỳ lương hàng tháng và không để dùng tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

*Nguồn kinh phí chi trả chế độ phụ cấp độc hại, nguy hiểm:

- Các đối tượng thuộc cơ quan, đơn vị được ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do ngân sách nhà nước chi trả theo phân cấp ngân sách hiện hành trong dự toán ngân sách được giao hàng năm cho cơ quan, đơn vị;

- Các đối tượng thuộc cơ quan thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính và các đối tượng thuộc các đơn vị sự nghiệp thực hiện tự chủ tài chính, phụ cấp độc hại, nguy hiểm do cơ quan, đơn vị chi trả từ nguồn kinh phí khoán và nguồn tài chính được giao tự chủ

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về tiền phụ cấp độc hại. Để nắm rõ các vấn đề liên quan tới vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

( Kim Anh )

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết có liên quan:

Phân biệt phụ cấp và trợ cấp

Tư vấn về tạm ứng tiền lương



Gọi ngay

Zalo