Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN VỀ PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

Thông thường trong một số trường hợp ký kết hợp đồng lao động, có một số điều khoản chưa cụ thể, chi tiết hoặc một trong các bên muốn bổ sung thêm một vài nội dung thì các bên sẽ tiến hành lập một bản phụ lục kèm theo. Văn bản này được gọi là phụ lục hợp đồng lao động.

1. Phụ lục hợp đồng theo quy định trong BLDS 2015.

Điều 403 BLDS quy định về phụ lục hợp đồng:

“1. Hợp đồng có thể có phụ lục kèm theo để quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng. Phụ lục hợp đồng có hiệu lực như hợp đồng. Nội dung của phụ lục hợp đồng không được trái với nội dung của hợp đồng.

2. Trường hợp phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với nội dung của điều khoản trong hợp đồng thì điều khoản này không có hiệu lực, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Trường hợp các bên chấp nhận phụ lục hợp đồng có điều khoản trái với điều khoản trong hợp đồng thì coi như điều khoản đó trong hợp đồng đã được sửa đổi”.

Theo quy định trên ta có thể nhận thấy phụ lục hợp đồng là phần quy định chi tiết một số điều khoản của hợp đồng, vì vậy nó là một bộ phận của hợp đồng. Phụ lục của hợp đồng có hiệu lực cùng với hiệu lực của hợp đồng. Bản phụ lục của hợp đồng được xây dựng kèm theo hợp đồng, nên nó không thể áp dụng riêng rẽ mà luôn luôn phụ thuộc và thực hiện cùng với việc thực hiện hợp đồng, nên nội dung phụ lục của hợp đồng phải phù hợp với nội dung của hợp đồng.

Các bên tham gia ký kết hợp đồng không những chỉ có nghĩa vụ phải thực hiện đúng nội dung hợp đồng đã ký kết, mà còn phải thực hiện đúng các nội dung được thể hiện trong bản phụ lục của hợp đồng.

Điểm phân biệt giữa phụ lục của hợp đồng với hợp đồng phụ là chỗ: mặc dù hợp đồng phụ được lập ra cũng với mục đích là để thực hiện hợp đồng chính nhưng hợp đồng phụ có tính độc lập tương đối với hợp đồng chính và không nhất thiết phải thực hiện cùng một lúc với hợp đồng chính.

Khi tham gia ký kết hợp đồng, nếu phụ lục của hợp đồng được xây dựng cùng với quá trình thảo luận ký kết hợp đồng thì ít trường hợp phụ lục của hợp đồng lại trái với nội dung của hợp đồng. Nhưng trong trường hợp các bên đã ký kết hợp đồng mà trong quá trình thực hiện hợp đồng có một số điều khoản chưa được rõ ràng hoặc có những vấn đề phát sinh cần được giải thích hoặc được thể hiện rõ hơn, các bên tham gia ký kết hợp đồng mới cùng nhau thảo luận và lập một bản phụ lục của hợp đồng. Trong trường hợp phụ lục của hợp đồng có nội dung trái với hợp đồng thì các bên tham gia giao kết hợp đồng sẽ phải lập một bản hợp đồng mới sửa đổi, bổ sung hợp đồng đã lập trước đó.

2. Phụ lục hợp đồng lao động

Điều 24 BLLĐ quy định về phụ lục hợp đồng lao động.

Phụ lục hợp đồng lao động là một bộ phận của hợp đồng lao động và có hiệu lực như hợp đồng lao động.

Khoản 2 Điều 35 cũng quy định khi người lao động và người sử dụng lao động sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động: Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.

Phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều khoản hoặc để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

- Có thể phân Phụ lục hợp đồng thành hai loại sau:

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động quy định chi tiết một số điều, khoản của hợp đồng lao động mà dẫn đến cách hiểu khác với hợp đồng lao động thì thực hiện theo nội dung của hợp đồng lao động.

Trường hợp phụ lục hợp đồng lao động dùng để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động thì phải ghi rõ nội dung những điều khoản sửa đổi, bổ sung và thời điểm có hiệu lực.

3. Pháp luật có quy định về giới hạn ký phụ lục hợp đồng lao động?

Tuy nhiên phụ lục hợp đồng lao động lại bị giới hạn bởi số lần lập theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP tại Điều 5 quy định về sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động như sau: “Thời hạn hợp đồng lao động chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không được làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết, trừ trường hợp kéo dài thời hạn hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi và người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách quy định tại Khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động.”

Theo quy định trên thì thời hạn hợp đồng chỉ được sửa đổi một lần bằng phụ lục hợp đồng lao động và không làm thay đổi loại hợp đồng đã giao kết.

Nếu doanh nghiệp dùng phụ lục hợp đồng để sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động quá 1 lần thì doanh nghiệp đang làm sai quy định của Bộ Luật Lao Động năm 2012 và nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Nếu vi phạm về số lần ký phụ lục hợp đồng lao động thì Người sử dụng lao động sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo nghị định 88/2015/NĐ-CP:

Như vậy theo quy định trên nếu doanh nghiệp sửa đổi thời hạn hợp đồng lao động bằng phụ lục hợp đồng lao động quá 1 lần thì doanh nghiệp sẽ bị phạt theo các mức như sau:

Từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;

Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;

Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;

Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Trên đây là một số nội dung tư vấn của công ty chúng tôi về Phụ lục hợp đồng lao động.

Để được hỗ trợ chi tiết, vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo