Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

TƯ VẤN QUYỀN LỢI ĐƯỢC HƯỞNG KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ TAI NẠN LAO ĐỘNG

Tai nạn lao động luôn là mối đe dọa ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống của người lao động, đồng thời nếu xảy ra quyền lợi hợp pháp của người lao động khi đó cũng bị xâm phạm trong nhiều trường hợp khác nhau. Vậy làm sao để người lao động có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn, hướng dẫn cho bạn để giải quyết được những khó khăn bạn gặp phải trong bài viết dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật lao động năm 2012;

- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

- Luật an toàn vệ sinh lao động năm 2012.


II. Nội dung tư vấn:

1. Khi nào người lao động được hưởng quyền lợi khi gặp tai nạn lao động?

- Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc và nhiệm vụ lao động. Khi đó người bị tai nạn lao động cần phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

- Đồng thời theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, khi xảy ra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.

Tuy nhiên không phải tai nạn nào cũng được coi là tai nạn lao động. Người lao động bị coi là tai nạn lao động khi tai nạn xảy ra tại địa điểm và thời gian hợp lý khi bạn đi từ nơi ở đến nơi làm việc về nơi ở được coi là tai nạn lao động.

2. Khi xảy ra tai nạn lao động, người lao động có quyền lợi gì?

a. Người lao động được quỹ bảo hiểm y tế chi phí khám, chữa bệnh:

* Thứ nhất, khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con;

* Thứ hai, được khám để sàng lọc, chẩn đoán bệnh sớm một số bệnh;

* Thứ ba, vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật đối với các đối tượng:

- Người có công với cách mạng;

- Người được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật;

- Người thuộc hộ gia đình nghèo; người dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn;

- Trẻ em dưới 06 tuổi;

- Người thuộc hộ gia đình cận nghèo.

b. Người lao động được người sử dụng lao động thanh toán các chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế trả, được trả lương, bồi thường khi xảy ra tai nạn lao động:

* Thứ nhất, trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động:

- Thanh toán phần chi phí bệnh nhân phải đóng thêm nếu mức phí một lần khám vượt mức nhà nước chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế suốt quá trình chữa trị đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

- Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động;

- Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định của Điều 145 Bộ luật lao động năm 2012.

* Thứ hai, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng chế độ tai nạn lao động. Ngoài ra, người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả tiền lương tương ứng với chế độ tai nạn lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

* Thứ ba, người lao động được bảo hiểm xã hội trợ cấp một lần hoặc hàng tháng. Cụ thể: Đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% thì được hưởng trợ cấp một lần; còn đối với người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

c. Người lao động được nghỉ hồi phục sức khỏe:

Người lao động trong thời gian nghỉ làm hồi phục sức kkhỏevaanx sẽ được hưởng một ngày bằng 30% mức lương cơ sở theo quy định của Luật an toàn vệ dinh lao động năm 2015.

2. Trợ cấp tai nạn lao động khi người lao động không có hợp đồng lao động.

Việc giao kết hợp đồng được thực hiện bằng văn bản, lời nói và hành vi. Tuy nhiên, khi bằng lời nói và hành vi thì hợp đồng lao động của bạn là hợp đồng miệng và bạn phải chứng minh được với công ty là bạn có hợp đồng giao kết bằng lời nói. Khi đó mức bồi thường cho tai nạn lao động được tính như sau:

- Người lao động bị tai nạn lao động mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường ít nhất 1,5 tháng tiền lương theo thỏa thuận hợp đồng. Và ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc người thân của người lao động bị chết do tai nạn lao động.

- Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định nêu trên.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về quyền lợi cho người lao động khi bị tai nạn lao động một cách bao quát, giúp người lao động xử lý nhanh chóng và có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách dễ dàng. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết, Công ty Luật HTC Việt Nam luôn đồng hành cùng bạn./.

(Hồng)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Tranh chấp về tai nạn giao động, ai là người giải quyết?

- Khi nào người lao động phải bồi thường thiệt hại cho người sử dụng lao động.

- Quy định của pháp luật về trợ cấp tai nạn lao động.



Gọi ngay

Zalo