Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN KÍ THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: ........../TTV-HTC Việt Nam

V/v: Tư vấn kí thỏa ước lao động tập thế


Kính gửi: Quý khách hàng

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc: .

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Khách hàng mong muốn được tư vấn về các vấn đề liên quan đến kí thỏa ước lao động tập thể.

Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về các vấn đề liên quan kí thỏa ước lao động tập thể. Cụ thể: Hiện nay, Công ty do Quý khách điều hành muốn kí thỏa ước lao động tập thế. Quý khách muốn tư vấn để biết các quy định chi tiết về thỏa ước lao động tập thể.

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý:

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:

- Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14;

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng một số vấn đề liên quan đến kí thỏa ước lao động tập thể:

2.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại thỏa ước lao động tập thể:

2.1.1. Khái niệm thỏa ước lao động tập thể

Thoả ước lao động tập thể (TƯLĐTT) là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động, quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong quan hệ lao động. Đồng thời TƯLĐTT là văn bản pháp lý thể hiện sự thoả thuận của các bên tham gia thương lượng và là kết quả của quá trình thương lương.

2.1.2. Phân loại thỏa ước lao động tập thể

Căn cứ vào phạm vì thương lượng tập thể

Theo căn cứ này, thoả ước lao động tập thể gồm có các loại sau đây:

- Thoả ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp

Thoả ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp là loại thoả ước lao động tập thể được kí kết giữa một hoặc nhiều tổ chức đại diện người lao động trong doanh nghiệp với người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể ở phạm vi doanh nghiệp.

Trong các loại thoả ước lao động tập thể thì loại thoả ước tập thể doanh nghiệp là loại phổ biến nhất. Do chỉ trong phạm vi doanh nghiệp nên các bên cũng có sự hiểu biết lẫn nhau nên dễ đạt được những thoả thuận chung khi thương lượng tập thể.

Ngoài ra, ở một số quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Nhật Bản, xuất phát từ các doanh nghiệp sản xuất theo công nghệ hiện đại có quy mô lớn, tính chuyên môn hoá cao, các bộ phận của doanh nghiệp tương đối độc lập và có những yêu cầu khác nhau về điều kiện lao động và sử dụng lao động nên có thể thương lượng và kí kết loại thoả ước lao động tập thể bộ phận doanh nghiệp.

Ở Việt Nam, thoả ước lao động tập thể chủ yếu được kí kết trong phạm vi một doanh nghiệp. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp nếu có các điều kiện lao động, sử dụng lao động tương đồng, có thể kí kết loại thoả ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp.

- Thoả ước lao động tập thể cấp ngành, cấp liên ngành

Thoả ước lao động tập thể cấp ngành, liên ngành được kí kết giữa tổ chức đại diện người lao động cấp ngành, liên ngành với đại diện người sử dụng lao động của ngành hoặc liên ngành đó.

Thoả ước lao động tập thể này được kí kết sẽ thống nhất được chế độ lao động, tiền lương trong phạm vi toàn ngành, liên ngành nên hạn chế được xung đột và tranh chấp trong phạm vi ngành và liên ngành.

Tuy nhiên, việc kí kết thoả ước lao động tập thể ở cấp độ này thường khó hơn so với việc kí kết thoả ước lao động tập thể cấp doanh nghiệp, bởi đòi hỏi cần có sự tương đồng giữa các doanh nghiệp trong ngành về điều kiện lao động cũng như điều kiện sử dụng lao động. Hơn nữa, vấn đề đại diện kí kết cũng là vấn đề đặt ra với loại thoả ước lao động tập thể này, đặc biệt ở những quốc gia có đa tổ chức công đoàn. Pháp luật Việt Nam hiện hành đã thừa nhận và quy định cụ thể trong Bộ luật lao động năm 2019 về thoả ước lao động tập thể ngành song chưa quy định về thoả ước lao động tập thể cấp liên ngành.

- Thoả ước lao động tập thể cấp vùng, địa phương

Đây là loại thoả ước lao động tập thể được kí kết giữa tổ chức đại diện người lao động của vùng, địa phương với tổ chức đại diện người sử dụng lao động vùng, địa phương. Loại thoả ước lao động tập thể này thường được thực hiện ở những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, hoạt động sản xuất, kinh doanh tương đối ổn định, được tổ chức thành các khu kinh tế hoặc khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, như Đức, Áo, Pháp,... Thoả ước lao động tập thể cấp vùng, địa phương được kí kết sẽ thống nhất được chế độ lao động của các doanh nghiệp trong vùng, địa phương nên sẽ hạn chế được các tranh chấp lao động trong phạm vi của cả vùng, địa phương đó.

Tuy nhiên, vì loại thoả ước lao động tập thể này được kí kết ở phạm vi rộng, liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của nhiều lao động, nhiều doanh nghiệp nên việc đàm phán, thương lượng thường rất phức tạp, khó thành công. Ở Việt Nam, pháp luật chưa quy định cụ thể về loại thoả ước lao động tập thể này.

- Thoả ước lao động tập thể cấp quốc gia

Đây là loại thoả ước lao động tập thể được kí kết giữa tổ chức đại diện người lao động cấp quốc gia với tổ chức đại diện người sử dụng lao động cấp quốc gia. Loại thoả ước lao động tập thể này cũng thường được kí kết ở những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển như Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy.

Thoả ước lao động tập thể cấp quốc gia được kí kết sẽ thống nhất được chế độ lao động của các đơn vị sử dụng lao động ở phạm vi quốc gia và ngăn ngừa những tranh chấp lao động có thể xảy ra ở phạm vi quốc gia, giúp cho quan hệ lao động ổn định hài hoà và phát triển. Cũng như loại thoả ước lao động tập thể cấp liên ngành và thoả ước lao động tập thể cấp vùng, địa phương, loại thoả ước này chưa được pháp luật lao động Việt Nam quy định.

Ngoài ra, còn có loại thoả ước lao động tập thể cấp quốc tế. Đây là văn bản được kí kết giữa tổ chức đại diện người lao động cấp quốc tế với tổ chức đại diện giới chủ cấp quốc tế. Trên thực tế, có hai loại thoả ước lao động tập thể được kí kết ở cấp này, đó là thoả ước lao động tập thể đa quốc gia hay còn gọi là thoả thuận khung quốc tế (IFA) và thoả ước lao động tập thể cấp khu vực (ví dụ thoả ước lao động tập thể cấp EU).

Căn cứ vào thời hạn của thoả ước lao động tập thể

Theo căn cứ này, có thể chia thoả ước lao động tập thể ra làm hai loại:

- Thoả ước lao động tập thể xác định thời hạn

Thoả ước lao động tập thể xác định thời hạn là loại thoả ước lao động tập thể mà trong đó các bên xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của thoả ước sau một khoảng thời gian thực hiện nhất định. Đây là loại thoả ước lao động tập thể được kí kết phổ biến ở các quốc gia, bởi nội dung của loại thoả ước lao động tập thể này thường chứa đựng các vấn đề nhanh thay đổi như việc làm, tiền lương, tiền thưởng... Hoặc ở một số ngành nghề, công việc, do đặc trưng riêng về quá trình sản xuất, kinh doanh, điều kiện lao động luôn thay đổi, các bên cần thương lượng lại sau một thời gian thực hiện cho phù họp với điều kiện thực tế.

Thông thường thoả ước lao động tập thể xác định thời hạn được xác định thời hạn từ 01 đến 03 năm, ví dụ ở Thuỵ Điển, Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc. Tại Việt Nam, thoả ước lao động tập thể cũng có thời hạn từ 01 đến 03 năm. Thời hạn cụ thể do các bên thoả thuận và ghi trong thoả ước lao động tập thể. Bên cạnh đó, ở một số quốc gia, thoả ước lao động tập thể có thời hạn rất ngắn như ở Pháp, thời hạn 4 tháng đối với ngành công nghiệp hoá chất và 6 tháng đối với ngành dược.

Về nguyên tắc, thoả ước lao động tập thể xác định thời hạn sẽ chấm dứt hiệu lực khi hết thời hạn ghi trong thoả ước. Tuy nhiên, để tạo điều kiện cho các bên thương lượng tập thế, kí kết thoả ước lao động tập thể mới để bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các bên, pháp luật các quốc gia đều quy định các bên được kéo dài thời hạn của thoả ước hoặc áp dụng thoả ước đã kí kết cho đến khi có thoả ước mới, ví dụ ở Đan Mạch, Đức, Luxembourg, Việt Nam.

- Thoả ước lao động tập thể không xác định thời hạn

Thoả ước lao động tập thể không xác định thời hạn là loại thoả ước lao động tập thể mà các bên không xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực trong thoả ước. Thông thường, loại thoả ước lao động tập thể này điều chỉnh những vấn đề mang tính nguyên tắc và điều kiện lao động nền tảng cho thị trường lao động, nhằm đến những vấn đề ổn định lâu dài như quyền và nghĩa vụ các bên, môi trường lao động, bình đẳng cơ hội...

Thoả ước lao động tập thể không xác định thời hạn thường là những thoả ước cấp quốc gia hoặc thoả ước liên ngành, phổ biến ở những quốc gia có hệ thống thoả ước lao động tập thể phát triển cao như Pháp, Thụy Điển, Phần Lan, Đan Mạch...

Tại Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á, loại thoả ước này chưa được thừa nhận nhưng riêng ở Campuchia, loại thoả ước lao động tập thể không xác định thời hạn lại được quy định từ năm 1997. Thoả ước lao động tập thể không xác định thời hạn chỉ chấm dứt khi có thoả thuận chung giữa các bên hoặc đơn phương chấm dứt của một bên. Trong trường hợp thoả ước lao động tập thể không xác định thời hạn được đơn phương chấm dứt thì bên đơn phương chấm dứt phải báo cho bên khi biết trước một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ, ở Phần Lan và Pháp, thời gian báo trước là 3 tháng; ở Thụy Điển, thời gian báo trước do các bên thoả thuận.

2.2. Trình tự kí kết thỏa ước lao động tập thể

Trình tự kí kết thỏa ước là các bước luật định mà các bên phải tuân thủ khi kí kết thỏa ước. Cụ thể khi kí kết thỏa ước, các bên sẽ tiến hành theo các bước:

Bước 1: Đề xuất yêu cầu kí kết thỏa ước

Việc đề xuất yêu cầu phải bằng văn bản. Bên nhận được yêu cầu phải chủ động gặp bên đề xuất, chậm nhất trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu đề xuất để thỏa thuận về thời gian, địa điểm và danh sách đại diện.

Bước 2: Đàm phán các nội dung của thỏa ước

Các bên sẽ đưa ra yêu cầu và nội dung cần thương lượng và tiến hành thương lượng. Sau khi thống nhất được nội dung thỏa ước, các bên sẽ tiến hành xây dựng dự thảo của thỏa ước.

Bước 3: Tổ chức lấy ý kiến của tập thể lao động về nội dung của thỏa ước

Việc lấy ý kiến của tập thể lao động bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc lấy chữ kí. Kết quả lấy ý kiến phải lập thành văn bản, trong đó ghi rõ tổng số những người được lấy ý kiến, số người tán thành, số người không tán thành. Biên bản này phải có chữ kí của đại diện ban chấp hành công đoàn.

Bước 4: Kí kết thỏa ước

Trên cơ sở ý kiến đóng góp của tập thể lao động, các bên hoàn thiện dự thảo của thỏa ước. Việc kí kết thỏa ước được tiến hành khi có trên 50% số lao động trong doanh nghiệp tán thành nội dung thỏa ước.

Trước đây pháp luật quy định đăng kí thỏa ước lao động tập thể tại cơ quan có thẩm quyền là một thủ tục bắt buộc, nếu không thực hiện bước này thì TƯLĐTT sẽ bị coi là vô hiệu toàn bộ. Tuy nhiên hiện nay, theo quy định của pháp luật thì việc TƯLĐTT không được đăng kí vẫn được coi là có hiệu lực vì việc đăng kí này không liên quan đến thỏa ước.

Như vậy điều kiện để thỏa ước lao động tập thể có hiệu lực là: Nội dung không trái với quy định của pháp luật; chủ thể kí kết đúng thẩm quyền và việc kí kết tuân theo quy trình thương lượng tập thể.

2.3. Đăng kí thỏa ước lao động tập thể

Hồ sơ đăng ký thỏa ước lao động tập thể

Theo quy định, để thuận lợi trong việc đăng ký, doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ dưới đây:

- Văn bản đăng ký thỏa ước lao động tập thể của doanh nghiệp - Biên bản lấy ý kiến của tập thể lao động (Ghi rõ số người được lấy ý kiến, số người tán thành/không tán thành, tỷ lệ và những nội dung, điều khoản không tán thành);

- Bản thoả ước lao động tập thể;

- Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao);

- Giấy ủy quyền (Trường hợp người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không trực tiếp ký kết thỏa ước).

Trình tự, thủ tục đăng ký thỏa ước lao động tập thể

Bước 1: Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ nêu trên và nộp cho Sở Lao động Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp có trụ sở.

* Thời hạn nộp: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ký kết.

* Cách thức nộp: Trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.

Bước 2: Cơ quan quản lý Nhà nước về lao động lập sổ quản lý thỏa ước lao động tập thể.

Bước 3: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được thỏa ước lao động tập thể, nếu phát hiện thỏa ước có nội dung trái luật hoặc ký kết không đúng thẩm quyền thì cơ quan quản lý Nhà nước có văn bản yêu cầu Tòa án tuyên bố thỏa ước vô hiệu, đồng thời gửi cho hai bên ký kết biết.

Trong suốt quá trình thực hiện thủ tục này, doanh nghiệp không phải chịu bất kỳ khoản phí, lệ phí nào và kết quả sẽ là công văn xác nhận việc nhận thỏa ước lao động tập thể hoặc công văn thông báo về việc thỏa ước lao động tập thể có nội dung trái pháp luật.

2.4. Bảng báo giá chi phí:

STT

Loại công việc

Chi phí

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

TƯ VẤN KÝ KẾT THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ



Gọi ngay

Zalo