Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN HOÀN TRẢ CHI PHÍ ĐÀO TẠO KHI NGƯỜI LAO ĐỘNG ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐÚNG PHÁP LUẬT

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: ........../TTV-HTC Việt Nam

V/v: Tư vấn hoàn trả chi phí đào tạo khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật

Kính gửi: Quý khách hàng

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc:

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG.

Khách hàng mong muốn được tư vấn về các vấn đề liên quan đến hoàn trả chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.

Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về các vấn đề liên quan đến hoàn trả chi phí đào tạo khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Cụ thể như sau: Quý khách hàng đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với công ty và đã báo trước một khoảng thời gian theo quy định. Tuy nhiên, công ty vẫn yêu cầu Quý khách hàng hoàn trả chi phí đào tạo. Quý khách đang cần tư vấn về yêu cầu của công ty có hợp lý hay không?

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn cho Quý khách như sau:

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý:

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:

- Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14;

- Luật Giáo dục nghề nghiệp số 74/2014/QH13.

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng một số vấn đề liên quan đến hoàn trả cho phí đào tạo khi người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật

2.1. Hợp đồng đào tạo và chi phí đào tạo

Khi doanh nghiệp tổ chức đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động (NLĐ) đang làm việc; hoặc, có hoạt động tuyển người vào đào tạo, dạy nghề (sau đây gọi chung là hoạt động đào tạo) để làm việc cho mình thì các bên cần giao kết hợp đồng đào tạo. Hoạt động đào tạo ở đây là việc doanh nghiệp sử dụng kinh phí của mình (kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động) để trực tiếp hoặc tổ chức đào tạo cho người lao động đang làm việc cho mình, cho những người sẽ làm việc cho mình; chứ không nhằm mục đích kinh doanh sinh lời từ các hoạt động ấy. Nếu việc đào tạo này không xuất phát từ mục đích là để người được đào tạo làm việc cho doanh nghiệp; hoặc là, có thực hiện thu học phí thì doanh nghiệp sẽ phải đăng ký kinh doanh hoạt động dạy nghề.

Khi thực hiện hoạt động đào tạo cho NLĐ thì theo quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2012.

Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

+ Nghề đào tạo;

+ Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

+ Chi phí đào tạo;

+ Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

+ Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

+ Trách nhiệm của người sử dụng lao động.

Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học.

Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.

Lưu ý: Khi ký kết hợp đồng đào tạo, doanh nghiệp nên quy định rõ các chi phí này để thuận lợi hơn nếu phải buộc người lao động hoàn trả chi phí đào tạo.

Ngoài ra, khi thực hiện hoạt động đào tạo cho các đối tượng chưa là người lao động của mình thì doanh nghiệp cần phải chú ý các vấn đề sau:

- Các đối tượng này phải từ đủ 14 tuổi, có đủ sức khoẻ phù hợp với yêu cầu của nghề, trừ một số nghề do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.

- Trong thời gian được đào tạo, nếu các đối tượng này trực tiếp hoặc tham gia lao động làm ra sản phẩm hợp quy cách, thì doanh nghiệp trả lương theo mức do hai bên thoả thuận. Do chưa phải là NLĐ của doanh nghiệp (chưa làm việc theo hợp đồng lao động) nên tiền lương doanh nghiệp trả không phải đáp ứng yêu cầu về tiền lương tối thiểu vùng.

- Hết thời hạn đào tạo, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động nếu thỏa mãn các điều kiện của nhau.

2.2. NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo

2.2.1. Quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của NLĐ

Theo Điều 39 BLLĐ 2019, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật là trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định tại các Điều 35, 36 và 37 của Bộ luật này.

Theo Điều 35 BLLĐ, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:

- Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

- Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;

- Ít nhất 03 ngày làm việc nếu làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;

- Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:

- Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận;

- Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn;

- Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;

- Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định;

- Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;

- Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.

NLĐ có quyền huỷ bỏ việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước khi hết thời hạn báo trước nhưng phải thông báo bằng văn bản và phải được doanh nghiệp đồng ý. Việc chấm dứt HĐLĐ phải được thể hiện bằng văn bản (Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động), do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền hợp pháp đối của doanh nghiệp ký ban hành và được giao cho NLĐ. Quyết định này là căn cứ xác lập thời điểm, sự chấm dứt quan hệ lao động của đôi bên và là điều kiện để đôi bên giải quyết các thủ tục liên quan khác (như: tiền lương, các loại bảo hiểm; và là căn cứ để giải quyết tranh chấp….).

Do vậy, để tránh những rắc rối không đáng có, khi chấm dứt HĐLĐ đối với NLĐ, doanh nghiệp nên đảm bảo đầy đủ các giấy tờ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên; trường hợp đặc biệt, có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày. Riêng doanh nghiệp còn có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận và trả lại sổ bảo hiểm xã hội và những giấy tờ khác đã giữ lại của NLĐ.

Như vậy, NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ phải thuộc những trường hợp nêu trên, trước khi chấm dứt HĐLĐ phải báo trước cho người sử dụng lao động đúng thời hạn luật định thì được coi là đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật và trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt HĐLĐ, NLĐ có trách nhiệm hoàn tất các nghĩa vụ của mình với doanh nghiệp.

2.2.2. Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo

Khoản 2 Điều 61 Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 quy định người tốt nghiệp các khóa đào tạo do người sử dụng lao động cấp học bổng, chi phí đào tạo phải làm việc cho người sử dụng lao động theo thời hạn đã cam kết trong hợp đồng đào tạo, trường hợp không thực hiện đúng cam kết thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo. Do vậy, vấn đề trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của NLĐ chỉ phát sinh khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) trước khi hết thời hạn làm việc được cam kết trong hợp đồng đào tạo.

BLLĐ năm 2019 chỉ quy định nghĩa vụ hoàn trả chi phí đào tạo của NLĐ khi đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật tại khoản 3 Điều 40: Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này, không có quy định về việc chấm dứt HĐLĐ đúng luật.

Như vậy, cơ sở để doanh nghiệp yêu cầu NLĐ bồi thường chi phí đào tạo là cam kết mà các bên đã thỏa thuận về các trường hợp bồi thường chi phí đào tạo trong hợp đồng đào tạo mà hai bên ký kết.Theo đó:

+ Nếu trong hợp đồng đào tạo hai bên thỏa thuận thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 (tức trong mọi trường hợp chấm dứt HĐLĐ đều phải bồi thường chi phí đào tạo), thì NLĐ sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo theo cam kết mặc dù chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật;

+ Nếu hợp đồng đào tạo hai bên thỏa thuận thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động thì trường hợp NLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ trước hạn đúng pháp luật thì không phải bồi thường.

Thực tế, có nhiều trường hợp hai bên không thỏa thuận thực hiện theo quy định pháp luật nào dẫn đến có nhiều quan điểm khác nhau khi giải quyết tranh chấp. Doanh nghiệp không thể buộc NLĐ phải “cam kết” với nội dung “không phù hợp” quy định của BLLĐ, khi bản chất của việc “học nghề” là một hình thức lao động của NLĐ có nghĩa vụ thực hiện cho doanh nghiệp và BLLĐ là văn bản có giá trị pháp lý cao nhất trong lĩnh vực điều chỉnh quan hệ lao động, nghĩa là kể cả trường hợp hai bên thỏa thuận thực hiện theo Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014 hoặc hai bên không thỏa thuận thực hiện theo quy định pháp luật nào thì NLĐ đều không phải bồi thường chi phí đào tạo nếu đơn phương chấm dứt HĐLĐ đúng pháp luật. Do đó, để tránh xảy ra tranh chấp trong quan hệ lao động, doanh nghiệp và NLĐ nên thỏa thuận rõ ràng các điều khoản khi ký kết hợp đồng đào tạo.

2.3. Bảng báo giá chi phí:

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

Tư vấn tranh chấp về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động cho người sử dụng lao động

Tư vấn tranh chấp buộc hoàn kinh phí đào tạo cho người sử dụng lao động



Gọi ngay

Zalo