Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN ĐÒI QUYỀN LỢI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỢP CÔNG TY BỊ PHÁ SẢN HOẶC GIẢI THỂ

TƯ VẤN ĐÒI QUYỀN LỢI CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG TRƯỜNG HỢP CÔNG TY BỊ PHÁ SẢN HOẶC GIẢI THỂ

Số lượng lao động đi làm ngày một nhiều để đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội cũng như cuộc sống sinh hoạt thường nhật. Tuy nhiên, hàng loạt các công ty đi vào hoạt động nhưng sau một thời gian lại rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng và dẫn đến phá sản hoặc giải thể. Vậy phải làm thế nào để người lao động có thể bảo vệ được quyền lợi của mình trong trường hợp này? Công ty luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn, hướng dẫn cho bạn để giải quyết được những khó khăn bạn gặp phải trong bài viết dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý:

- Bộ luật lao động năm 2012;

- Bộ luật doanh nghiệp năm 2014;

- Luật phá sản năm 2014;

- Luật bảo hiểm xã hội năm 2014;

- Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12/01/2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.


II. Nội dung tư vấn:

1. Quyền lợi của người lao động khi công ty giải thể và phá sản.

* Đối với trường hợp Công ty bị giải thể:

Một công ty có thể giải thể theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014 khi: Công ty đó phải trả đủ các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết; nợ thuế và các khoản nợ khác. Đồng thời công ty cần phải các nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài.

* Đối với trường hợp Công ty bị phá sản:

Căn cứ vào quy định của Luật doanh nghiệp năm 2014, trường hợp Thẩm phán ra quyết định tuyên bố phá sản thì tài sản của công ty sẽ được phân theo thứ tự như sau:

- Một là chi phí phá sản;

- Hai là các khoản: nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với người lao động, quyền lợi khác theo hợp đồng lao động và thỏa ước lao động tập thể đã ký kết;

- Ba là khoản nợ phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản nhằm mục đích phục hồi hoạt động kinh doanh của công ty;

- Bốn là nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước; khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho chủ nợ trong danh sách chủ nợ; khoản nợ có đảm bảo chưa được thanh toán do giá trị tài sản bảo đảm không đủ thanh toán nợ.

Như vậy, khi công ty bị phá sản hoặc giải thể, người sử dụng lao động cần ưu tiên thanh toán cho người lao động với các khoản lương, trợ cấp, bảo hiểm xã hội và các quyền lợi khác theo thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết.

Tuy nhiên, theo Điều 54 Luật phá sản 2014, trường hợp công ty phá sản nhưng không đủ điều kiện trả lương và các quyền lợi khác cho người lao động thì từng đối tượng cùng một thứ tự ưu tiên được thanh toán theo tỷ lệ phần trăm tương ứng với số nợ.

2. Trợ cấp thôi việc và trợ cấp thất nghiệp cho người lao động.

* Trợ cấp thôi việc cho người lao động:

- Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định pháp luật thì sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ chấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.

- Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc trên thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.

Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.

* Trợ cấp thất nghiệp cho người lao động:

Người lao động chỉ được hưởng khi đã đóng bảo hiểm thất nghiệp đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi thất nghiệp; đã đăng ký thất nghiệp với tổ chức bảo hiểm xã hội và chưa tìm được việc làm sau 15 ngày kể từ ngày đăng ký thất nghiệp. Mức trợ cấp bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.

Trên đây là những ý kiến của chúng tôi về quyền lợi cho người lao động khi bị phá sản hoặc giải thể một cách bao quát, giúp người lao động xử lý nhanh chóng và có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách dễ dàng. Hãy liên hệ chúng tôi để được tư vấn chi tiết, Công ty Luật HTC Việt Nam luôn đồng hành cùng bạn./.

(Hồng)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Tư vấn trợ cấp mất việc

- Tư vấn về trợ cấp thôi việc



Gọi ngay

Zalo