Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

Tư vấn bồi thường bảo vệ NLĐ bị sa thải trái pháp luật

Hà Nội, ngày tháng năm 2021

THƯ TƯ VẤN DỊCH VỤ PHÁP LÝ

Số: ........../TTV-HTC Việt Nam

V/v: Tư vấn bồi thường khi bị sa thải trái pháp luật


Kính gửi: Quý khách hàng

Địa chỉ:

Số điện thoại liên lạc: .

Kính thưa Quý khách hàng!

Lời đầu tiên, Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin gửi đến Quý khách hàng lời chào trân trọng nhất. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm đến dịch vụ tư vấn pháp lý của chúng tôi.

I. YÊU CẦU CỦA QUÝ KHÁCH HÀNG

Khách hàng mong muốn được tư vấn về các vấn đề liên quan đến bồi thường khi người sử dụng lao động sa thải người lao động trái pháp luật.

Qua thông tin trao đổi với Quý khách hàng, chúng tôi hiểu rằng: Quý khách hàng mong muốn Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam (Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội) cung cấp dịch tư vấn về các vấn đề liên quan đến điều kiện, trình tự, thủ tục để doanh nghiệp tiến hành cắt giảm nhân sự. Cụ thể, Quý khách hàng đang làm việc tại công ty TNHH A và đã được hơn 1 năm. Trong suốt thời gian làm việc ở đây, Quý khách hàng luôn làm việc nghiêm túc và chăm chỉ, không tự ý nghỉ buổi nào. Thứ 6 tuần trước, Quý khách hàng có tranh cãi với Giám đốc về dự án của công ty, do tức giận nên Quý khách hàng đã bỏ về giữa buổi và không đi làm ngày thứ 7. Đến thứ 2 Quý khách hàng đi làm thì nhận được thông báo sa thải với lý do Quý khách hàng tự ý bỏ làm. Việc công ty sa thải Quý khách hàng có đúng quy định hay không? Quý khách hàng phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Quý khách hàng có được yêu cầu công ty bồi thường hay không?

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin tư vấn cho Quý khách như sau:

II. NỘI DUNG TƯ VẤN PHÁP LÝ CỦA HTC VIỆT NAM:

1. Cơ sở pháp lý:

Để cung cấp nội dung tư vấn cho Quý công ty, Công ty Luật chúng tôi đã căn cứ các quy định sau:

- Bộ luật Lao động số 45/2019/QH14;

- Nghị định 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động.

2. HTC Việt Nam xin tư vấn cho quý khách hàng một số vấn đề liên quan đến tranh chấp lao động cá nhân

2.1. Các yếu tố để kỷ luật sa thải đúng pháp luật

Kỷ luật sa thải là hình thức thức xử lý kỷ luật nặng nhất mà người lao động phải chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của NLĐ. Vì vậy để ra quyết định xử lý kỷ luật sa thải cần phải đảm bảo đủ tất yếu tố sau:

- Đúng các nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật (Điều 122 BLLĐ);

- Đúng hành vi vi phạm (Điều 125 BLLĐ);

- Đúng thẩm quyền xử lý;

- Đảm bảo thời hiệu xử lý kỷ luật (Điều 123 BLLĐ);

- Không vi phạm các trường hợp đặc biệt không được xử lý kỷ luật sa thải (khoản 2, Điều 137 BLLĐ) .

Vi phạm dù chỉ 01 trong các yếu tố này đều được xác định là sa thải trái pháp luật.

Theo pháp luật quy định, người lao động thực hiện một trong những hành vi sau có thể bị xử lý kỷ luật sa thải:

- Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy tại nơi làm việc;

- Người lao động có hành vi tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động hoặc quấy rối tình dục tại nơi làm việc được quy định trong nội quy lao động;

- Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương hoặc cách chức mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật. Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật theo quy định;

- Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

2.2. Quyền của người lao động khi bị sa thải trái pháp luật

Điều 131 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền của NLĐ khi bị xử lý kỷ luật không thỏa đáng, xâm phạm quyền và lợi ích của mình. Theo đó, NLĐ được yêu cầu giải quyết theo 2 cơ chế: khiếu nại (theo thủ tục hành chính) và khởi kiện (theo thủ tục tư pháp).

Hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động theo BLLĐ 2019. Tuy nhiên các quy định về xử lý kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất nhìn chung vẫn giữ nguyên một số quy định của BLLĐ 2012, vì vậy trên thực tế, các cơ quan nhà nước vẫn sử dụng một số Nghị định hướng dẫn BLLĐ 2012 để tham khảo giải quyết tranh chấp. Dưới đây, chúng tôi xin hướng dẫn bạn hướng giải quyết theo quy định của Nghị định 24/2018/NĐ-CP và Nghị định 05/2015/NĐ-CP.

Đối với trường hợp của bạn, việc công ty của bạn sa thải bạn với lý do tự ý nghỉ làm là trái quy định của pháp luật. Như đã nói ở trên, người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng thì công ty mới có căn cứ để xử lý kỷ luật sa thải. Theo như thông tin bạn cung cấp, thời gian tự ý bỏ việc là 2 ngày, chưa đủ thời gian theo luật định, do đó công ty không thể áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với bạn.

Để bảo vệ quyền lợi của bạn khi công ty sa thải trái pháp luật, chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Theo quy định tại Điều 15 Nghị định 24/2018/NĐ-CP, trước hết, NLĐ yêu cầu NSDLĐ có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định của mình. Thời hiệu khiếu nại là 180 ngày, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định (khoản 1 Điều 7 Nghị định 24/2018/NĐ-CP). Như vậy, bạn có thể gửi đơn yêu cầu giải khiếu nại lãnh đạo công ty TNHH A. Trường hợp các bên có thể thương lượng được thì quyền lợi của bạn sẽ do sự thỏa thuận.

Trường hợp không đồng ý hoặc quá 30 ngày mà NSDLĐ không giải quyết thì NLĐ được quyền khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính. Chánh thanh tra Bộ Lao động Thương binh và xã hội là chủ thể cuối cùng về giải quyết khiếu nại của người lao động theo thủ tục hành chính.

Ngoài ra, bạn có thể gửi đơn yêu cầu lên Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động hoặc Tòa án theo quy định tại Điều 187 BLLĐ năm 2019.

=> Mời bạn tham khảo chi tiết: Người lao động bị sa thải đuổi việc phải làm gì để bảo vệ quyền lợi cho mình

2.3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi sa thải người lao động trái pháp luật

Sau khi giải quyết khiếu nại hoặc tranh chấp lao động, nếu có kết luật NLĐ bị kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải trái pháp luật thì NSDLĐ sẽ phải hủy bỏ hoặc ban hành quyết định thay thế quyết định đã ban hành và thông báo đến người lao động trong phạm vi doanh nghiệp biết, đồng thời NSDLĐ chịu những hậu quả pháp lý theo quy định tại khoản 3 Điều 33 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP, theo đó, NSDLĐ có nghĩa vụ sau:

- Phải nhận người lao động trở lại làm việc theo hợp đồng lao động đã giao kết; phải trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc và phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

- Sau khi được nhận lại làm việc, người lao động hoàn trả cho người sử dụng lao động các khoản tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm nếu đã nhận của người sử dụng lao động.

- Trường hợp không còn vị trí, công việc đã giao kết trong hợp đồng lao động mà người lao động vẫn muốn làm việc thì hai bên thỏa thuận để sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động.

- Trường hợp người lao động không muốn tiếp tục làm việc thì ngoài khoản tiền phải trả quy định tại khoản 1 Điều này người sử dụng lao động phải trả trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của BLLĐ để chấm dứt hợp đồng lao động.

- Trường hợp người sử dụng lao động không muốn nhận lại người lao động và người lao động đồng ý thì ngoài khoản tiền người sử dụng lao động phải trả theo quy định tại khoản 1 Điều này và trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 46 của BLLĐ, hai bên thỏa thuận khoản tiền bồi thường thêm cho người lao động nhưng ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động để chấm dứt hợp đồng lao động.

=> Bạn có thể tham khảo kỹ hơn: Khi nào người sử dụng lao động phải bồi thường thiệt hại cho người lao động?

II. Mức bồi thường thiệt hại khi bị sa thải

Theo quy định tại Điều 41 BLLĐ năm 2019, người sử dụng lao động khi sa thải trái luật thì phải bồi thường tổn thất về vật chất lẫn tinh thần cho người lao động. Tùy vào từng trường hợp mà mức bồi thường sẽ là khác nhau. Cụ thể:

– Trường hợp 1: Nhận lại người lao động vào làm việc, NSDLĐ phải:

Trả tiền lương, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp trong những ngày người lao động không được làm việc;

Trả một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày không báo trước (nếu vi phạm thời hạn báo trước);

Trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

– Trường hợp 2: Người lao động không muốn làm việc, NSDLĐ phải trả:

Các khoản tiền như ở trường hợp 1 và thêm trợ cấp thôi việc cho người lao động.

– Trường hợp 3: NSDLĐ không muốn nhận lại và người lao động đồng ý, thì phải trả: Các khoản tiền ở trường hợp 2 cộng thêm thỏa thuận về việc bồi thường thêm cho người lao động ít nhất bằng 02 tháng tiền lương theo HĐLĐ.

IV. Thủ tục yêu cầu bồi thường thiệt hại khi bị sa thải

Các Tranh chấp lao động có thể được tiến hành hòa giải tại Công đoàn của doanh nghiệp. Nếu như sự tham gia của Công đoàn không có hiệu quả thì có thể gửi đơn khởi kiện NSDLĐ ra Tòa án nhân dân huyện tại địa phương nơi doanh nghiệp hoạt động để Tòa án bảo vệ quyền lợi cho mình và theo quy định tại điểm a, khoản 1, điều 201 thì tranh chấp trong trường hợp này không bắt buộc phải thông qua thủ tục hòa giải.

III. Bảo mật

Mọi thông tin, trao đổi liên lạc, các tài liệu và các thỏa thuận giữa các Bên sẽ được cam kết giữ bảo mật tuyệt đối và chỉ được trao đổi với Bên thứ Ba khác khi có sự chấp thuận của cả Hai Bên bằng văn bản.

Trên đây là nội dung đề xuất dịch vụ của HTC Việt Nam về những nội dung yêu cầu của Quý khách hàng. Kính mong Quý khách xem xét và chấp thuận. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến nội dung đề xuất dịch vụ này, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi để được phúc đáp.

Rất mong được hợp tác lâu dài cùng sự phát triển của Quý Khách hàng.

Trân trọng!


Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com ; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Sa thải, đuổi việc người lao động như nào thì đúng luật?

- Phân biệt hợp đồng lao động với hợp đồng dân sự



Gọi ngay

Zalo