Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​QUAY TRỞ LẠI CÔNG TY CŨ CÓ CẦN THỬ VIỆC?

QUAY TRỞ LẠI CÔNG TY CŨ CÓ CẦN THỬ VIỆC?

Thử việc là giai đoạn bắt buộc dành cho mỗi nhân viên khi mới bước vào công ty làm việc. Đối với người lao động mới thì quá trình thử việc là đương nhiên. Tuy nhiên, với những lao động đã từng làm việc tại công ty đó nhưng đã thôi việc, nay muốn quay trở lại làm việc thì có nhất thiết phải thử việc hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc những cái nhìn tổng thể và dễ hiếu nhất về vấn đề này.

I. Đầu quân cho công ty cũ, có cần thử việc?

Mối quan hệ lao động được xác định bằng việc kí kết hợp đồng lao động. Hợp đồng lao động là văn bản có giá trị pháp lí để chứng minh việc giao kết giữa các bên là có sự đồng thuận từ cả hai phía. Trong hợp đồng này có điều khoản rõ ràng về thời hạn làm việc của người lao động và phía bên sử dụng lao động. Do vậy, khi hết hạn hợp đồng, người lao động không có nhu cầu muốn làm việc tại cơ sở này nữa thì coi như không còn là nhân viên của công ty, và tất cả những điều khoản trong hợp đồng cũ đã không còn giá trị hiệu lực pháp luật. Vì lẽ đó, dù sau này người lao động có muốn quay lại công ty làm việc, người lao động xét về bản chất vẫn là “ người mới”, do đó, việc phải trải qua giai đoạn thử việc là điều đương nhiên.


II. Những quy định của pháp luật liên quan đến hợp đồng lao động thử việc:

Dù được coi như đã từng làm qua công việc tại một đơn vị nhất định, và cũng có thể xem người lao động đó có kinh nghiệm nhất định trong lĩnh vực chuyên môn nào đó, nhưng hiếm có người sử dụng lao động nào sẽ một mực tin tưởng vào trình độ chuyên môn mà người lao động cung cấp. Do vậy quá trình thử việc giống như một bước để kiểm nghiệm lại toàn bộ thông tin người lao động cung cấp.

Dù không thể giản lược giai đoạn thử việc, nhưng quá trình cũng như thời gian thử việc đều luôn có giới hạn nhất định. Tùy từng tính chất và mức độ phức tạp của công việc, thời hạn thử việc đối với người lao động được quy định như sau:

-Không quá 60 ngày nếu công việc cần trình độ cao đẳng trở lên;

- Không quá 30 ngày nếu công việc cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

- Không quá 06 ngày làm việc nếu là công việc khác.

Với những người làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ thì không phải thử việc.

III. Quyền lợi của người lao động vẫn được đảm bảo:

Vấn đề quyền lợi và bảo đảm quyền lợi cho người lao động vẫn luôn nhận được sự quan tâm đầu tiên. Dù với tư cách đã từng là người làm việc tại công ty cũ nhưng khi hợp đồng cũ hết hạn, thì coi như quan hệ lao động cũ đã chấm dứt. Do vậy, khi người lao động muốn quay lại công ty cũ làm việc, thì lúc này họ cũng giống như nhiều ứng viên khác, cho nên sẽ kí kết một bản hợp đồng mới.

Với vị trí như vậy, thì mọi quyền lợi của người lao động vẫn được đảm bảo đầy đủ.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về vấn đề người lao động cũ quay trở lại làm việc có cần phải kí hợp đồng thử việc không.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Tư vấn về sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động

Tư vấn về thử việc

Tư vấn về phụ lục hợp đồng lao động

Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng lao động



Gọi ngay

Zalo