Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

PHÂN BIỆT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VỚI THỎA ƯỚC LAO ĐỘNG TẬP THỂ

Thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đều được hình thành trên cơ sở thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, tuy nhiên, giữa thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động có nhiều sự khác biệt:

1. Khái niệm

- Thỏa ước lao động tập thể: Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thỏa thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể (Khoản 1 Điều 73 Bộ luật lao động 2012).

- Hợp đồng lao động: Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ lao động (Điều 15 Bộ luật lao động 2012).

2. Phân loại

- Thỏa ước lao động tập thể:

Thỏa ước lao động tập thể daonh nghiệp.

Thỏa ước lao động tập thể ngành.

Thỏa ước lao động tập thể khác.

- Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Hợp đồng thời vụ.

3. Chủ thể tham gia ký kết

- Thỏa ước lao động tập thể: Đại diên tập thể người lao động; Người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.

- Hợp đồng lao động: Cá nhân hoặc đại diện theo pháp luật của các nhân trong trường hợp người lao động từ đủ 13 đến dưới 15 tuổi; Người sử dụng lao động.

4. Hình thức

- Thỏa ước lao động tập thể: Đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp được lập thành 5 bản (Khoản 2 Điều 83 Bộ luật lao động 2012); Đối với thỏa ước lao động tập thể ngành được lập thành 4 bản (Khoản 2 Điều 87 Bộ luật lao động 2012).

- Hợp đồng lao động: Thỏa thuận bằng văn bản được lập thành 2 bản (Khoản 1 Điều 16 Bộ luật lao động 2012).

5. Hiệu lực hợp đồng

- Thỏa ước lao động tập thể: Ngày có hiệu lực được ghi rõ trong thỏa ước; Trường hợp thỏa ước không ghi rõ thì thỏa ước có hiệu lực từ ngày các bên ký kết (Điều 76 Bộ luật lao động 2012).

-Hợp đồng lao động: Hợp đồng có hiệu lực từ ngày các bên giao kết (Điều 25 Bộ luật lao động 2012).

6. Thời hạn hợp đồng

- Thỏa ước lao động tập thể: Thỏa ước lao động tập thể có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm; Đối với các doanh nghiệp lần đầu tiên ký thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp thì thỏa ước dưới 1 năm (Điều 85, 89 Bộ luật lao động 2012).

- Hợp đồng lao động: Tùy vào loại hợp đồng.

7. Thủ tục đăng ký

- Thỏa ước lao động tập thể: Sau 10 ngày kể từ ngày ký kết, người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động gửi thỏa ước đến các cơ quan sau:

Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh đối với thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp.

Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đối với thỏa ước tập thể ngành (Điều 75 Bộ luật lao động 2012).

- Hợp đồng lao động: Không quy định.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về phân biệt hợp đồng lao động với thỏa ước lao động tập thể, chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí.

Mọi ý kiến thắc mắc cần giải đáp và đóng góp xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo