Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NHỮNG LÍ DO KHIẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ SA THẢI KHI LÀM VIỆC

NHỮNG LÍ DO KHIẾN NGƯỜI LAO ĐỘNG BỊ SA THẢI KHI LÀM VIỆC

Sa thải là chuyện không mong muốn của bất cứ người lao động nào, vì mất đi việc làm đồng nghĩa với việc mất đi khoản thu nhập kinh tế để chu cấp cho cuộc sống. Tuy nhiên, đối với người lao động mà nói, có thể nói rằng, người lao động kiến thức pháp luật đôi khi không nắm được rõ ràng, hoặc có biết nhưng không đầy đủ, nên nếu vì sự không nắm bắt được quy định của pháp luật như vậy mà bị sa thải thì thật đáng tiếc. Do vậy, bài viết dưới đây sẽ tổng hợp để khái quát lại những trường hợp sa thải người lao động.

1. Căn cứ pháp lý

- Bộ luật lao động 2012.


2. Luật sư tư vấn

Khi giao kết hợp đồng lao động, bên sử dụng lao động và bên lao động đều có chung mục tiêu là đạt được những thỏa thuận mong muốn, người lao động có việc làm còn người sử dụng lao động thuê được lực lượng lao động. Đối với người lao động, có một số điều cần chú ý, đó là các trường hợp có thể khiến cho người lao động bị sa thải. Những trường hợp khiến người lao động bị sa thải nguyên nhân xuất phát từ người lao động không nắm rõ các quy định của pháp luật, khiến trong quá trình làm việc, người lao động dễ phạm phải các trường hợp đó, hoặc vì nhiều nguyên nhân khiến họ vô tình mắc phải. Dưới đây là những lỗi khiến người lao động bị sa thải.

Theo quy định tại điều 126 Bộ luật lao động 2012, các trường hợp dưới đây sẽ khiến người lao động bị sa thải:

-Trộm cắp;

- Tham ô;

- Đánh bạc;

- Cố ý gây thương tích;

- Sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc;

- Tiết lộ bí mật kinh doanh, công nghệ;

- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;

- Gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

- Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật;

- Bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm;

- Tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn/tháng hoặc 20 ngày cộng dồn/năm mà không có lý do

Những trường hợp pháp luật quy định trên là những việc khiến cho người lao động có thể mất việc làm. Tuy nhiên, khi bị sa thải, người sử dụng lao động cần phải chứng minh được lỗi của người lao động. Nếu người lao động cảm thấy, quyết định sa thải của người sử dụng lao động là không hợp lí và không đúng với sự thật khách quan thì có thể làm theo các chỉ dẫn dưới đây:

Khiếu nại tới người sử dụng lao động, đề nghị hủy quyết định sa thải.

- Nếu cách trên vẫn không giải quyết được thì khiếu nại tới Chánh Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội, nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Việc làm này nhằm mục đích thông báo cho cơ quan quản lý biết về vụ việc, từ đó có tác động nhất định đến người sử dụng lao động.

- Khởi kiện ra Tòa án cấp huyện nơi có trụ sở của người sử dụng lao động.

- Tố cáo tới cơ quan công an theo Điều 162 Bộ luật Hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017 về Tội buộc công chức, viên chức thôi việc hoặc sa thải người lao động trái pháp luật.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến sa thải lao động và cách giải quyết nếu người lao động cảm thấy quyết định sa thải không hợp lí.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Người lao động bị sa thải( đuổi việc) phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình?

Sa thải, đuổi việc người lao động như thế nào thì đúng luật?

Kỉ luật sa thải lao động



Gọi ngay

Zalo