Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

KỈ LUẬT SA THẢI LAO ĐỘNG

KỈ LUẬT SA THẢI LAO ĐỘNG

Kỉ luật sa thải lao động là một dạng kỉ luật phổ biến trong lĩnh vực lao động. Sa thải người lao động tưởng là một quyết định dễ dàng, nhưng nếu không đúng sẽ thành trái với quy định của pháp luật. Vậy, phải sa thải người lao động thế nào mới là đúng trình tự và không trái với quy định của pháp luật?

Trước bất cứ tình huống sai phạm nào, việc đầu tiên cũng là xác định lỗi. Lỗi là một yếu tố căn bản và cần có sự xác định minh bạch, rõ ràng. Sa thải người lao động, thì vấn đề lỗi càng cần được làm rõ. Không thể sa thải họ khi họ không phạm bất cứ lỗi gì, và cũng không thể sa thải nếu lỗi họ mắc phải không thuộc diện lỗi bị sa thải. Người sử dụng lao động khi áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải với người lao động, người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động. Do vậy, pháp luật cũng quy định rõ ràng những trường hợp lỗi dưới đây mới có thể sa thải người lao động:

*Căn cứ pháp lý:

- Bộ Luật lao động 2012;

- Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động;

- Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của nghị định 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật lao động.

1. Các trường hợp người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải:

Theo quy định tại Điều 126 Bộ luật lao động năm 2012, Người sử dụng lao động có quyền áp dụng hình thức kỷ luật sa thải đối với người lao động khi người lao động có các vi phạm sau:

+ Có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;

+ Bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm ( tái phạm hiểu là lặp lại hành vi vi phạm bị xử lý trước đó)

+ Tự ý bỏ việc 05 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 30 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc hoặc 20 ngày làm việc cộng dồn trong phạm vi 365 ngày kể từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng. Các lý do chính đáng bao gồm: Do thiên tai, hỏa hoạn; bản thân, bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố vợ, mẹ vợ, bố chồng, mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi hợp pháp bị ốm có giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật;

+Các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.


2.Trình tự xử lí kỉ luật sa thải người lao động:

+Gửi thông báo về việc tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật lao động cho những người có quyền và nghĩa vụ liên quan.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, những thành phần có quyền và nghĩa vụ liên quan và phải tham dự vào cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được xác định gồm: người lao động, Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở (ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở); cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật trong trường hợp người lao động là người dưới 18 tuổi.

Thông báo này cần phải được gửi đến những thành phần nêu trên trước khi tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động ít nhất là 05 ngày làm việc.

+Tổ chức phiên họp xử lí kỉ luật lao động

Trong quá trình phiên họp xét xử kỉ luật lao động diễn ra, người sử dụng lao động cần phải đưa ra những căn cứ chứng minh lỗi của người lao động, đồng thời, người lao động cũng có quyền tự nêu ra những quan điểm cũng như lập luận để phản bác hoặc tranh luận.

Cần phải thành lập biên bản những nội dung trong phiên họp này. Trong biên bản cần phải có đầy đủ chữ kí của các thành phần tham dự phiên họp và người lập biên bản, nếu có một trong số những người tham dự không đồng ý với nội dung ghi trong biên bản và không kí thì cần ghi rõ lí do.

+Ra quyết định xử lí kỉ luật bằng hình thức sa thải.

Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động, mà cụ thể theo quy định tại điểm a, b, c, d Khoản 1 Điều 3 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, đó là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã; người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, chủ hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sử dụng lao động sẽ có thẩm quyền trong việc ra quyết định xử lý kỷ luật lao động bằng hình thức sa thải người lao động.

Quyết định sa thải người lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động.

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về trường hợp xử lí và trình tự xử lí kỉ luật lao động bằng hình thức sa thải.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Sa thải thế nào là đúng pháp luật?

Tư vấn về thời hiệu xử lí kỉ luật lao động

Các hình thức xử lí kỉ luật lao động




Gọi ngay

Zalo