Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

HỢP ĐỒNG ĐÀO TẠO NGHỀ GIỮA NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

Xã hội càng phát triển nên yêu cầu về trình độ nghề nghiệp ngày càng tăng cao. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhiều doanh nghiệp đã tổ chức đào tạo nâng cao tay nghề cho người lao động . Lúc này, hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động và người lao động được thiết lập. Trong hợp đồng có quy định chi tiết về sau thời gian được đào tạo nghề người lao động sẽ quay trở lại về phục vụ doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế có không ít trường hợp sau quá trình đào tạo nghề, người lao động đã vi phạm hợp đồng, không quay lại phục vụ doanh nghiệp đúng thời hạn như cam kết trong hợp đồng. Vậy trong những trường hợp này cần phải giải quyết như thế nào? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam xin phép gửi tới quý bạn đọc bài viết về phương hướng giải quyết trường hợp đó như sau:

Hợp đồng đào tạo nghề là gì?

Hợp đồng học nghề lao động là sự thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ giữa người đứng đầu cơ sở dạy nghề với người học nghề, hoặc giữa người sử dụng lao động với người lao động trong trường hợp học nghề theo hình thức kèm cặp tại doanh nghiệp.

Khoản 1 điều 62, Bộ luật lao động năm 2012 có quy định: Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.

Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.”

Khoản 2, điều 62 của luật này có quy định:

. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Nghề đào tạo;

b) Địa điểm đào tạo, thời hạn đào tạo;

c) Chi phí đào tạo;

d) Thời hạn người lao động cam kết phải làm việc cho người sử dụng lao động sau khi được đào tạo;

đ) Trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;

e) Trách nhiệm của người sử dụng lao động.”

Ví dụ, người lao động có cam kết hợp đồng với bên sử dụng lao động về thời hạn phục vụ cho bên sử dụng lao động là 03 năm. Nhưng sau khi đào tạo xong, người lao động lại có ý định muốn nghỉ việc, vì thế, trong trường hợp này, đã có sự vi phạm hợp đồng xảy ra.

Căn cứ theo khoản 3, điều 43, Bộ luật lao động năm 2012, người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo nếu chấm dứt hợp đồng trái pháp luật. Chi phí đào tạo được quy định như sau:

“ Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian ở nước ngoài.”

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về xử lí vi phạm người lao động trong hợp đồng đào tạo nghề. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý.

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:




Gọi ngay

Zalo