Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

XÓA TÊN CHA, MẸ TRONG GIẤY KHAI SINH CỦA CON

Giấy khai sinh là điều kiện để chứng minh con cái xác lập mối quan hệ cha mẹ và con để làm thủ tục hành chính về sau khi cần thiết. Tuy nhiên sau một thời gian các gia đình xảy ra mâu thuẫn dẫn đến cha, mẹ muốn xóa tên ra khỏi giấy khai sinh của con. Tuy nhiên mọi người không biết xóa tên cha, mẹ khỏi giấy khai sinh có được không? Để làm rõ vấn đề này Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ giải đáp thắc mắc qua bài viết tư vấn sau:

I. Cơ sở pháp lý

- Bộ luật Dân sự 2015

- Luật Hộ tịch 2014

- Luật Hôn nhân Gia đình 2014

- Nghị định 123/2015 ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch;

- Thông tư 15/2015/TT-BTP ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ Tư pháp Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch và Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch.

II. Nội dung tư vấn

1. Quy định của pháp luật về Giấy khai sinh.

- Giấy khai sinh là loại giấy tờ tùy thân được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp sớm nhất cho một con người để xác nhận về mặt pháp lý sự hiện diện của cá nhân đó, chứng nhận cá nhân đó đã được sinh ra. Giấy khai sinh là giấy tờ hộ tịch gốc của mỗi cá nhân. Đối với một con người, khi có Giấy khai sinh (hộ tịch gốc) người đó đã được coi là một công dân coi như có đủ mọi quyền và nghĩa vụ theo pháp luật đối với nhà nước và xã hội. Giấy khai sinh còn có ý nghĩa, giá trị trong suốt cuộc đời của mỗi người, đặc biệt trong việc chứng minh độ tuổi, quan hệ cha mẹ và con cái hay chứng minh quyền thừa kế tài sản.

- Giấy khai sinh là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân khi đã thực hiện đầy đủ thủ tục đăng ký khai sinh, Giấy khai sinh bao gồm những nội dung, thông tin quan trọng cơ bản như sau:

- Thông tin của người được đăng ký khai sinh bao gồm: Họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch;

- Thông tin của cha (bố), mẹ người được đăng ký khai sinh: Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; nơi cư trú; dân tộc; quốc tịch;

- Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh.

- Trên giấy khai sinh còn thể hiện thông tin số sổ, số quyển, ngày cấp và nơi cấp giấy đăng ký khai sinh của cá nhân đó.

2. Quy định pháp luật về xóa tên cha mẹ trong giấy khai sinh không. Trình tự xóa tên cha, mẹ.

Điều 88 Luật Hôn nhân Gia đình có quy định “Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.”

Theo quy định trên, trường hợp cha hoặc mẹ muốn cải chính (xóa) tên ra khỏi giấy khai sinh của con thì phải nộp hồ sơ yêu cầu Tòa án có thẩm quyền không công nhận cha con hoặc mẹ con, khi có phán quyết của tòa xác nhận người con đó không phải là con đẻ của vợ hoặc chồng thì vợ hoặc chồng sẽ mang quyết định đó tới Ủy ban nhân dân xã làm thủ tục để cải chính (xóa) tên bố hoặc mẹ trong giấy khai sinh của người con đó.

Như vậy cần chuẩn bị những loại giấy tờ để cung cấp cho tòa án để được xóa tên trong giấy khai sinh gồm:

- Giấy khai sinh (người con) bản gốc hoặc công chứng;

- Giây xác nhận AND (chứng minh không cùng huyết thống) bản gốc;

- Các giấy tờ chứng minh mối quan hệ không phải cùng huyết thống;

- Bản tự khai nêu rõ căn cứ, lý do yêu cầu cải chính quan hệ cha con, mẹ con.

Theo quy định Luật Hộ tịch người dưới 18 tuổi theo quy định phải có sự đồng ý của cha, mẹ người đó và được thể hiện rõ trong tờ khai; đối vưới người từ đủ 9 tuổi trở lên còn phải có sự đồng ý của người đó.

Bố hoặc mẹ chỉ có thể thực hiện thủ tục không công nhận quan hệ cha con. Theo đó, phải làm đơn yêu cầu không công nhận quan hệ cha con lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.

Sau khi có bản án, quyết định của Tòa án, Vợ hoặc chồng mang bản án này UBND cấp xã để tiến hành thủ tục xóa tên trong giấy khai sinh, “Nếu là cha, mẹ ruột của đứa bé thì không thể làm thủ tục xóa tên người cha trên giấy khai sinh của con được”.

Trình tự các bước xóa tên cha trong giấy khai sinh như sau:

Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký việc thay đổi, cải chính hộ tịch, xóa tên cha trong giấy khai sinh thì nộp 01 bộ hồ sơ đến phòng tiếp nhận và trả kết quả UBND cấp xã, nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi đăng ký thường trú của cá nhân.

Bước 2: Trong thời gian 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, nếu việc yêu cầu thay đổi hộ tịch đủ điều kiện theo quy định của luật, tư pháp - hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và cấp trích lục cho người yêu cầu thay đổi cải chính hộ tịch.

Bước 3: Chờ và nhận kết quả.

Với trường hợp xóa tên cha trong giấy khai sinh, cần có căn cứ chứng minh rằng người này không phải là cha đẻ thì mới có thể hủy bỏ tên cha; tuy nhiên trước đây đã có xét nghiệm ADN chứng minh quan hệ cha con, pháp luật Việt Nam cũng không có quy định từ bỏ quyền cha- con nên không bỏ tên cha trong khai sinh của con được.

Trên đây là một số ý kiến của chúng tôi về xóa tên cha, mẹ trong giấy khai sinh của con. Công ty Luật TNHH HTC Viêt Nam luôn đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết vấn đề pháp lý. hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Đỗ Hiệp)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình?



Gọi ngay

Zalo