Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​TƯ VẤN VỀ GIẢI QUYẾT NUÔI CON VÀ CẤP DƯỠNG KHI LY HÔN ĐƠN PHƯƠNG


Trong cuộc sống, có rất nhiều lý do khiến các cặp vợ chồng không thể tiếp tục chung sống và có nhu cầu về một cuộc sống mới. Ly hôn dường như là giải pháp tốt nhất cho cả hai. Tuy nhiên, không phải lúc nào cả hai bên cũng sẵn sàng từ bỏ cuộc sống hôn nhân hiện tại, do đó, bên có nhu cầu li hôn buộc phải đơn phương yêu cầu ly hôn. Theo đó, việc giành quyền nuôi con và cấp dưỡng khi ly hôn đơn phương được giải quyết như thế nào?

1. Ly hôn đơn phương là gì?

Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 của Việt Nam cho phép cả hai bên vợ hoặc chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết li hôn trừ một số trường hợp hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng.

Vấn đề giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại Điều 56 Luật Hôn nhân & gia đình năm 2014 như sau:

1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

2. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

3. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.

2. Sau khi li hôn, quyền nuôi con sẽ thuộc về ai?

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, có nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 7 tuôi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợpngười mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo đó, Việc ai là người trực tiếp nuôi con căn cứ trên những trường hợp sau:

Thứ nhất, Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, có nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con.

Thứ hai, Vợ chồng không đạt được thảo thuận trong việc giành quyền nuôi con:

- Nếu con từ đủ 7 tuôi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con;

- Nếu con dưới 7 tuổi, Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con (Thể chất, giáo dục, môi trường sống, khả năng phát triển,…)

- Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con (Ví dụ: Mẹ bị mất, hạn chế năng lực hành vi dân sự; mẹ không có thu nhập để tự nuôi sống bản thân;…)

3. Nghĩa vụ cấp dưỡng sau khi li hôn

Ai có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn?

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ đối với con sau khi ly hôn như sau:

Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.

Như vậy, người không trực tiếp nuôi dưỡng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Ngoài ra, trong trường hợp cha, mẹ là người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con thì phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Ai là người có quyền yêu cầu cấp dưỡng?

Theo điều 119 luật hôn nhân và gia đình 2014

1. Người được cấp dưỡng, cha, mẹ hoặc người giám hộ của người đó, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án buộc người không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó”.

Trong đó, khoản 19 điều 3 quy định: “Người thân thích là người có quan hệ hôn nhân, nuôi dưỡng, người có cùng dòng máu về trực hệ và người có họ trong phạm vi ba đời.”

Như vậy, pháp luật hôn nhân và gia đình quy định khá rộng các chủ thể có quyền yêu cầu, đề nghị về việc cấp dưỡng khingười không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

Mức cấp dưỡng được quy định như thế nào?

Theo Điều 116 luật hôn nhân và gia đình 2014:

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Trên đây là nội dung tư vấn của công ty luật TNHH HTC Việt Nam về việc giải quyết nuôi con và cấp dưỡng khi ly hôn đơn phương.

---------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn



Gọi ngay

Zalo