Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TRANH CHẤP NUÔI CON TRÊN 3 TUỔI, KHI VỢ CHỒNG ĐƠN PHƯƠNG LY HÔN?

Câu hỏi: Chào luật sư, tôi kết hôn được 5 năm nay vợ chồng tôi có con chung được 4 tuổi cuộc sống hôn nhân của vợ chồng tôi không được hạnh phúc vì chồng tôi luôn cờ bạc rượi chè còn hay bạo lực gia đình, tôi bảo với anh ta là tôi muốn ly hôn nhưng anh ta không đồng ý mà còn thách đố tôi. Vì cảm thấy hạnh phúc gia đình không thể dữ được nên tôi quyết định ly hôn và giành quyền nuôi con vì chồng tôi ham mê cờ bạc rượu chè nghiện hút, không thể nào có thể cho con tôi một mái ấm gia đình được. Vì vậy tôi mong luật sư tư vấn cho tôi được quyền nuôi con.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng đội ngũ luật sư Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây.

I. Cơ sở pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Bộ luật tố tụng dân sự 2015.

II. Nội dung tư vấn

2.1 Ly hôn đơn phương khi một bên vi phạm nghĩa vụ vợ chồng.

Căn cứ quy định tại Luật hôn nhân và gia đình 2014 được quy định tại khoản 1 và khoản 5 Điều 3 thì hôn nhân – kết hôn là việc nam nữ thực hiện quyền công dân của mình được nhà nước tôn trọng và bảo hộ, việc kết hôn của vợ chồng bạn phải được đăng ký kết hôn theo Điều 9 của luật này thì lúc đó hôn nhân của vợ chồng bạn mới có hiệu lực, khi vợ chồng bạn đăng ký kết hôn theo Điều 9 của luật hôn nhân và gia đình, thì lúc này mới đủ điều kiện để ly hôn. Trong ly hôn thì được chia làm 2 trường hợp ly hôn đó là “thuận tình ly hôn” và “ly hôn đơn phương”

- Thuận tình ly hôn: Căn cứ theo quy định tại Điều 55 của luật này, thì thuận tình ly hôn là việc cả 2 vợ chồng tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về vấn đề chia tài sản, quyền nuôi con cho mỗi người.

- Ly hôn đơn phương: Căn cứ theo quy định tại Điều 56 của luật này, là một bên yêu cầu ly hôn khi hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án tiền hành giải quyết vụ việc ly hôn, việc ly hôn này phải đáp ứng một trong các điều kiện sau “có một bên vợ chồng thực hiện các việc như: có hành vi bạo lực gia đình, hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ của vộ chồng như ngoại tình, ly thân trong khoản thời gian dài, làm cho cuộc hôn nhân không đạt được mục đích” đây là những điều kiện cơ sở để tiến ly hôn đơn phương khi một bên yêu cầu.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 56 luật hôn nhân và gia đình 2014 mối quan hệ hôn nhân của vợ chồng bạn “lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”Căn cứ theo Điều 51 và 56 của luật này thì bạn có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn mà không cần sự đồng ý của chồng. Tòa án căn cứ vào điều 51 của luật nay và tình trạng hôn nhân của vợ chồng bạn để giải quyết cho bạn ly hôn.

+ Căn cứ theo khoản 1 Điều 51 của luật này sau khi một bên vợ chồng yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn, khi tòa án tiến hành hòa giải tại tòa án mà không thành thì tòa án tiến hành ly hôn cho vợ chồng, vì mục đích hôn không đạt được, tình trạng hôn nhân lâm vào trầm trọng, đời sống vợ chồng không thể kéo dài được.

+Theo khoản 1 Điều 56 thì người thân trong gia đình có quyền yêu cần tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ hoặc chồng bị mắc bệnh tâm thần không kiểm soát được hành vi và luôn xâm phạm sức khẻo của một bên, làm cho cuộc hôn nhân không đạt được mục đích thì những người thân của vợ hoặc chồng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn, hoặc vợ chồng có hành vi bạo lực gia đình hay vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng thì một bên có quyền yêu câu tòa án giải quyết ly hôn.

2.2 Tranh chấp quyền nuôi con khi vợ chồng đơn phương ly hôn.

- Trong ly hôn luôn sảy ra nhưng tranh chấp trong đó đa phần là những tranh chấp về quyền nuôi con và tranh chấp về tài sản chung của vợ và chồng đây là những tranh chấp điển hình trong ly hôn tại Việt Nam hiện nay hiện nay.

- Căn cứ theo Điều 58, 71, 81 luật hôn nhân và gia đình 2014, quyền và nghĩa vụ của vợ và chồng đối với việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng đối với con khi vợ chồng ly hôn.

- Tại khoản 1 Điều 81 luật hôn nhân và gia đình 2014 thì vợ chồng sau khi ly hôn phải có trách nhiệm trông non, chăm sóc, giao dục con, nuôi dưỡng con chưa đến thành niên, đối với con đã thành niên mà mắc bệnh tâm thần hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự không có tài sản riêng không tự lao động để nuôi mình thì bố mẹ phải có trách nhiệm trông non, chăm sóc con

- Căn cứ tại khoản 2 Điều 81 của luật này, thì tòa án tôn trọng việc vợ chồng tự thỏa thuận việc nuôi con của 2 bên, trong trường hợp 2 bên không thể thỏa thuận được về quyền nuôi con thì tòa án sẽ giao trực tiếp cho một bên nuôi căn cứ vào các quyền lợi mọi mặt của con. Trong trường hợp con từ đủ 07 tuổi trở lên thì tòa án sẽ hỏi ý kiến nguyện vọng của con về người trực tiếp nuôi dưỡng

- Căn cứ tại Khoản 3 Điều 81 của luật này thì con dưới 36 tháng tuổi thì tòa án giao trực tiếp cho người mẹ nuôi dưỡng, nhưng trong trường hợp của bạn thì con bạn đã trên 36 tháng tuổi tức đã được hơn 3 tuổi thì tòa án không giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng nếu ly hôn mà sảy ra tranh chấp quyền nuôi con, mà lúc này tòa sẽ xét đến quyền lợi mọi mặt và lỗi của các bên để giao con cho người đó trực tiếp nuôi dưỡng về quyền lợi bao gồm những yếu tố vật chất và yếu tố tinh thần trong đó bao gồm như sau:

+Yếu tố vật chất: Mức thu nhập hàng tháng của vợ hoặc chồng, điều kiện kinh tế, tài sản riêng hiện có, có chỗ ở ổn định, các khoản phụ trợ khác…. mà có thể đảm bảo để nuôi con, đáp ứng đầy đủ các điều kiện cơ bản cho con phát triển.

+ Yếu tố tình cảm: Thời gian làm việc, thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm dành cho con, điều kiện cho con vui chơi giải trí, trình độ học vấn, sức khỏe… của có thể giành tốt nhất cho con. Môi trường sống của bé sau khi bố mẹ ly hôn có đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất về thể chất lẫn tinh thần cho con.

+ Ngoài ra, người muốn giành quyền nuôi con còn có thể chỉ ra những bất lợi của vợ hoặc chồng khiến người còn lại bất lợi trong đáp ứng các điều kiện giành nuôi con như: công việc bấp bênh thường xuyên phải đi làm thêm vào buổi tối và không có chỗ ở ổn định …. hay bạo lực gia đình, nghiện hút, bài bạc lô đề ...

+ Căn cứ vào các yếu tố, dựa trên việc bảo đảm tốt nhất quyền lợi cho con, Tòa án sẽ xem xét bên có ưu thế hơn về điều kiện nuôi con thì được giao quyền nuôi con. Như vậy, ly hôn đơn phương mà sảy ra tranh chấp quyền nuôi con trên 03 tuổi thì tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố vật chất và yếu tố tình cảm của người trực tiệp nuôi con để ra phán quyết ai sẽ là người nuôi con.

Trên đây, là những ý kiến tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về vấn đề giành quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng quý khách trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Minh Thiên)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Tư vấn điều kiện thủ tục ly hôn khi vợ mang thai.

Thủ tục kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm.

Tư vấn việc chia tài sản sau khi ly hôn.



Gọi ngay

Zalo