Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

NGƯỜI NÀO CÓ QUYỀN YÊU CẦU HUỶ KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT ?

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Tuy nhiên, theo quy định của Bộ luật hôn nhân và gia đình 2014 thì có một số lí do dẫn đến việc kết hôn trái pháp luật. Trong trường hợp đó, ai là người có quyền yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật. Pháp luật quy định như thế nào về vấn đề này.

1. Khái niệm về kết hôn trái pháp luật

Theo Khoản 6 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 thì kết hôn trái pháp luật là việc nam, nữ đã đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng một bên hoặc cả hai bên vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 của Luật này. Các trường hợp kết hôn trái pháp luật bao gồm:

- Nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn.

+ Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam đã đủ hai mươi tuổi, nữ đã đủ mười tám tuổi trở lên và được xác định theo ngày, tháng, năm sinh.

+ Trường hợp không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì thực hiện như sau:

Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh.

Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

- Việc kết hôn do nam, nữ không tự nguyện quyết định.

Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật hôn nhân và gia đình là trường hợp nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau hoàn toàn tự do theo ý chí của họ. Nếu trong trường hợp, việc xác lập quan hệ vợ chồng không hoàn toàn dựa vào ý chí của các bên nam, nữ thì đay là một căn cứ xác định việc kết hôn là trái pháp luật.

- Nam hoặc nữ hay cả nam và nữ bị mất năng lực hành vi dân sự.

- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo.

Kết hôn giả tạo là việc lợi dụng kết hôn để xuất cảnh, nhập cảnh, cư trú, nhập quốc tịch Việt Nam, quốc tịch nước ngoài; hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích xây dựng gia đình.

- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn.

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn.

Cưỡng ép kết hôn là việc đe dọa, uy hiếp tinh thần, hành hạ, ngược đãi, yêu sách của cải hoặc hành vi khác để buộc người khác phải kết hôn trái với ý muốn của họ.

Lừa dối kết hôn là hành vi cố ý của một bên hoặc của người thứ ba nhằm làm cho bên kia hiểu sai lệch và dẫn đến việc đồng ý kết hôn; nếu không có hành vi này thì bên bị lừa dối đã không đồng ý kết hôn.

- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ.

- Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

“Người đang có vợ hoặc có chồng” là người thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Người đã kết hôn với người khác theo đúng quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình nhưng chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

Người xác lập quan hệ vợ chồng với người khác trước ngày 03-01-1987 mà chưa đăng ký kết hôn và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

Người đã kết hôn với người khác vi phạm điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình nhưng đã được Tòa án công nhận quan hệ hôn nhân bằng bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và chưa ly hôn hoặc không có sự kiện vợ (chồng) của họ chết hoặc vợ (chồng) của họ không bị tuyên bố là đã chết.

2. Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

Theo Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy đinh về người có quyền yêu cầu huỷ việc kết hôn trái pháp luật: “1. Người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền tự mình yêu cầu hoặc đề nghị cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 8 của Luật này.

2. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại các điểm a, c và d khoản 1 Điều 8 của Luật này:

a) Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác khi phát hiện việc kết hôn trái pháp luật thì có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức quy định tại các điểm b, c và d khoản 2 Điều này yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”

Như vậy, theo quy định trên thì do vi phạm điều kiện tự nguyện kết hôn nên trong trường hợp người bị cưỡng ép kết hôn, bị lừa dối kết hôn sẽ được tự mình yêu cầu hoặc đề nghị các cá nhân, tổ chức như cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật, cơ quan quản lí nhà nước về gia đình, cơ quan quản lí nhà nước vè trẻ em, hiệp hội phụ nữ để yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

Trong trường hợp người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ thì người có quyền yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật có thể là vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật, cơ quan quản lí nhà nước về gia đình, cơ quan quản lí nhà nước vè trẻ em, hiệp hội phụ nữ để yêu cầu Toà án huỷ việc kết hôn trái pháp luật.

Đối với các trường hợp khác như nam, nữ chưa đủ tuổi kết hôn, nam hoặc nữ hay cả nam và nữ bị mất năng lực hành vi dân sự, kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng, kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo, tảo hôn thì người có quyền yêu cầu Toà án huỷ kết hôn trái pháp luật là cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật, cơ quan quản lí nhà nước về gia đình, cơ quan quản lí nhà nước về trẻ em, hiệp hội phụ nữ.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về tư vấn về việc người có yêu cầu huỷ kết hôn trái pháp luật. Công ty TNHH Luật HTC Việt Nam rất hân hạnh được đồng hành cùng quý khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lí. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

Để được tư tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

(Hoàng Thị Nhàn)

-----------------------------------

Quý khách có thể tham khảo thêm một số bài viết dưới đây:

- Hậu quả việc kết hôn trái pháp luật

- Điều kiện kết hôn

- Thủ tục đăng kí kết hôn




Gọi ngay

Zalo