Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

LUẬT SƯ TƯ VẤN VỀ QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI KHI LY HÔN

LUẬT SƯ TƯ VẤN VỀ QUYỀN NUÔI CON DƯỚI 36 THÁNG TUỔI KHI LY HÔN

Khi đời sống hôn nhân gặp nhiều mâu thuẫn, cuộc sống hôn nhân không còn được hạnh phúc thì ly hôn là lựa chọn để giải thoát cho cả hai. Nhưng sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có mối ràng buộc với nhau đó là con cái. Nhất là đối với những cặp vợ chồng có con nhỏ, đặc biệt là con dưới 36 tháng tuổi. Vậy pháp luật quy định như thế nào về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi? Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam sẽ tư vấn cho bạn về vấn đề này trong bài viết dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý.

- Luật hôn nhân và gia đình 2014;

- Bộ Luật tố tụng dân sự 2015.


II. Nội dung tư vấn

1. Ai có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn. Và Khoản 3 Điều này cũng quy định về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì về nguyên tắc, mẹ sẽ được ưu tiên nuôi con dưới 36 tháng tuổi nếu mẹ có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con.

Trong trường hợp người mẹ không muốn nuôi con, không đủ điều kiện để nuôi con hoặc không đủ sức khỏe để chăm sóc, giáo dục con hoặc có thỏa thuận khác về quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi mà phù hợp với lợi ích của con thì Tòa án sẽ xem xét để giao con cho người cha nuôi nếu người cha có đủ điều kiện.

2. Giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi cho người cha

Theo như phân tích ở trên, để giành quyền nuôi con, người cha cần cung cấp cho Tòa án những căn cứ chứng minh vợ bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con (như thu nhập của vợ, nơi ở của vợ, tình cảm của vợ dành cho con, trình độ văn hóa, cách giáo dục của vợ đối với con...). Đồng thời, cung cấp cho Tòa án những căn cứ chứng minh điều kiện vật chất (nghề nghiệp, thu nhập, nơi ăn ở...) và tình cảm yêu thương, thời gian giành cho con, văn hóa, cách giáo dục con của mình. Tòa án sẽ xem xét các yêu tố sau đây để đưa ra quyết định sẽ giao các con cho ai nuôi:

- Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

- Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

- Chứng minh về kinh tế: Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một tháng của cha, mẹ. Mức độ ổn định của nghề nghiệp, nếu như cha hoặc mẹ có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp, hoặc nghề nghiệp có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho người đó.

- Chứng minh về nhân phẩm, đạo đức: Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của cha, mẹ đối với gia đình, xã hội.

- Chứng minh thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con: Việc xem xét đến thời gian của cha, mẹ có đủ để dành cho con không cũng là một yếu tố quan trọng. Cha, mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, chở che từ cha mẹ. Đó cũng là yếu tố chứng minh tình cảm của cha mẹ dành cho con.

Như vậy, khi bạn chứng minh rằng bạn đủ điều kiện trực tiếp trông non, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con phù hợp với lợi ích của con như những yếu tố trên thì Tòa sẽ xem xét chị được trực tiếp nuôi con mà không cần phụ thuộc vào việc thu nhập của chồng chị nhiều hơn chị.

(Phương)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Xem thêm các bài viết liên quan:

- Tư vấn điều kiện để tòa án hạn chế quyền chăm nom con sau khi ly hôn

- Tư vấn về trường hợp đại diện cho con cái



Gọi ngay

Zalo