Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

LUẬT SƯ TƯ VẤN TRANH CHẤP NUÔI CON DƯỚI 3 TUỔI

Câu hỏi: Xin chào luật sư, vợ chồng tôi kết hôn được gần 3 năm. Hai vợ chồng có với nhau 1 người con 2 tuổi trong thời gian gần đây tôi phát hiện chồng tôi ngoại tình, khi về nhà luôn trong tình trạng say rượu, còn đánh đập mẹ con tôi anh ta còn đòi ly hôn và giành quyền nuôi con với tôi. Vậy tôi, muốn hỏi luật sư nếu chồng tôi ly hôn thì tôi có được nuôi con không?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng đội ngũ luật sư Công ty luật TNHH HTC Việt Nam. Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn, hướng dẫn, tư vấn cho bạn để giải quyết vấn đề này trong bài viết dưới đây:

I. Cơ sở pháp lý:

Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Luật tố tụng dân sự 2015.

II. Nội dung tư vấn:

2.1. Thẩm quyền nuôi con:

Căn cứ theo khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình, thì con dưới 36 tháng tuổi được giao trực tiếp cho mẹ nuôi, tại khoản 3 điều này muốn nói lên trong giai đoạn này trẻ sơ sinh rất cần tình cảm của mẹ, trong trường hợp người mẹ không đủ năng lực điều kiện chăm non, chăm sóc, nuôi dưỡng con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác vì lợi ích của con thì được trực tiếp nuôi con, khi mà người mẹ không có đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con hoặc vợ chồng có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con, thì con dưới 36 tháng tuổi vẫn được giao cho cha hoặc người khác trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng con.

- Trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ có quyền được trực tiếp nuôi con, trong giai đoạn này sự tình cảm của người mẹ là rất quan trọng cho một đưa trẻ sơ sinh, nhưng bạn phải chứng minh được các điều kiện cần thiết như nói ở trên.

- Như vậy, tại khoản 3 Điều 81 của luật này có 2 ý nghĩa;

+ Một: Là pháp luật bảo vệ quyền tối đa của người mẹ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, về tình cảm lẫn vật chất mà người mẹ dành cho con

+ Hai: Là pháp luật tôn trọng sự thỏa thuận của cha mẹ phù hợp với lợi ích của con, đảm bảo được mọi điều kiện về mọi mặt cho sự phát triển của con sau này.

2.2. Điều kiện để cha hoặc người khác được nuôi con dưới 36 tháng tuổi:

- Căn cứ Luật hôn nhân và gia đình 2014 trong trường hợp của bạn thì bạn có quyền nuôi con sau khi ly hôn với chồng, theo Khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 con dưới 36 tháng tuổi tòa án giao trực tiếp cho mẹ chăm sóc.

Ngoài ra, Tòa án xem xét đến các điều kiện để bảo vệ quyền lợi cho con nhỏ dưới 36 thánh tuổi. Bao gồm:

+ Điều kiện về vật chất: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… mà mỗi bên có thể dành cho con, các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;

+ Các yếu tố về tình cảm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn… của cha mẹ.

Ngoài hai yếu tố trên, Tòa án xem xét đến các yêu tố khác, bao gồm:

+ Chứng minh về kinh tế: Tòa án sẽ xem xét đến mức thu nhập bình quân một tháng của cha, mẹ. Mức độ ổn định của nghề nghiệp, nếu như cha hoặc mẹ có mức thu nhập rất tốt nhưng nguồn thu nhập đó lại được tạo ra từ công việc bất hợp pháp, hoặc nghề nghiệp có rủi ro kinh tế cao thì Tòa án cũng chưa chắc công nhận quyền nuôi con cho người đó.

+ Chứng minh về nhân phẩm, đạo đức:

- Tòa án sẽ xem xét đến cách giáo dục con cái, lối sống, quan hệ của cha, mẹ đối với gia đình, xã hội.

- Chứng minh thời gian chăm sóc nuôi dưỡng con: Việc xem xét đến thời gian của cha, mẹ có đủ để dành cho con không cũng là một yếu tố quan trọng. Cha, mẹ có đủ thời gian để chăm sóc con thì con mới cảm nhận được sự yêu thương, chở che từ cha mẹ. Đó cũng là yếu tố chứng minh tình cảm của cha mẹ dành cho con.

Mặc dù pháp luật hôn nhân và gia đình quy định sau khi ly hôn vợ và chồng đều có quyền và nghĩa vụ chăm nom, chăm sóc nuôi dưỡng con, dựa trên quy định tại các Điều 71, 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Tuy nhiên, trong trường hợp con dưới 36 tháng tuổi thì người mẹ có quyền được trực tiếp nuôi con, trong giai đoạn này sự tình cảm của người mẹ là rất quan trọng cho một đưa trẻ sơ sinh, nhưng bạn phải chứng minh được các điều kiện cần thiết như nói ở trên.

Trên đây, là những ý kiến tư vấn của Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam về vấn đề giành quyền nuôi con khi vợ chồng ly hôn. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng quý khách trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Thiên)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn


Bài viết liên quan:

Luật sư tư vấn về thủ ly hôn thuận tình.

Tư vấn việc chia tài sản sau khi ly hôn.

Vấn đề nuôi con dưới 36 tháng tuổi sau khi ly hôn.



Gọi ngay

Zalo