Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

​KHI NÀO ĐƯỢC THAY ĐỔI MỨC CẤP DƯỠNG?

KHI NÀO ĐƯỢC THAY ĐỔI MỨC CẤP DƯỠNG?

Câu hỏi của khách hàng: Chào luật sư! Vợ chồng tôi ly hôn từ năm ngoái, vợ tôi được quyền nuôi con, hàng tháng tôi chịu trách nhiệm cấp dưỡng cho con. Tháng 7/2019, tôi bị tai nạn giao thông, sức khỏe bị ảnh hưởng nên gần đây thu nhập không ổn định, việc chữa bệnh cũng làm tốn kém khá nhiều tiền. Mức cấp dưỡng hiện tại cho con của tôi là 5.000.000 VNĐ một tháng. Xin luật sư tư vấn cho tôi, tôi có thể yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng được hay không? Các thủ tục để thay đổi mức cấp dưỡng là gì?

Về mức cấp dưỡng, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định tại điều 116 như sau:

1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo quy định trên, việc xác định mức cấp dưỡng phải căn cứ vào thu nhập, khản năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và các nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Thực chất đây là khoản tiền cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận, vì vậy khi có lý do chính đáng thì có thể thỏa thuận để thay đổi mức cấp dưỡng cho phù hợp.


Theo thông tin bạn cung cấp, bạn bị tai nạn giao thông vào tháng 7 năm 2019, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thu nhập. Điều đó khiến bạn không còn đủ khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng với mức 5.000.000 VNĐ (Năm triệu đồng) một tháng. Đây là lý do chính đáng để bạn đề nghị thay đổi mức cấp dưỡng theo quy định của pháp luật. Theo quy định trên thì bạn có thể thỏa thuận với vợ cũ của mình về việc hạ thấp mức cấp dưỡng hơn đến khi bạn có đủ điều kiện kinh tế để thực hiện mức cấp dưỡng như trước đây. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau, bạn có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án giải quyết.

Hồ sơ yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng được gửi trực tiếp đến Tòa án nhân dân cấp huyện nơi vợ bạn cư trú. Cụ thể, hồ sơ gồm:

- Đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng;

- Bản sao bản án hoặc quyết định của Tòa án;

- Bản sao hộ khẩu hoặc CMND của bạn;

- Giấy tờ chứng minh bạn gặp tai nạn làm ảnh hưởng đến sức khỏe và thu nhập của bạn bị giảm sút.

Tuy nhiên, nội dung đơn xin yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng là vô cùng quan trọng, bạn cần trình bày được rõ ràng, cụ thể cũng như có được những căn cứ mang tính thuyết phục đối với Tòa án về yêu cầu của bạn.

Như vậy, để có thể giảm mức cấp dưỡng, trước hết bạn nên thuyết phục người vợ cũ của mình để đi đến một thỏa thuận thống nhất với nhau về việc giảm mức cấp dưỡng để phù hợp với tình hình thu nhập hiện nay của bạn. Việc bạn gặp tai nạn là điều không mong muốn, là lý do hợp tình, hợp lý, chứ không phải bạn muốn trốn tránh nghĩa vụ của mình. Trong trường hợp hai bên không thỏa thuận được với nhau, bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam!

----------------------------------------------------

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

----------------------------------------------------

Xem các bài viết liên quan:

- Giải quyết nuôi con và cấp dưỡng khi ly hôn đơn phương;

- Cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn;

- Quyền và nghĩa vụ của cha mẹ với con;

- Thủ tục ly hôn đơn phương;



Gọi ngay

Zalo