Trang chủ

NƠI YÊN TÂM ĐỂ CHIA SẺ VÀ ỦY THÁC

HTC Việt Nam mang đến "Hạnh phúc -Thành công - Cường thịnh"

Tư vấn pháp luật 24/24

Luật sư có trình độ chuyên môn cao

TRAO NIỀM TIN - NHẬN HẠNH PHÚC

CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ TỐT NHẤT

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

giảm thiếu chi phí- tiết kiệm thời gian

TƯ VẤN THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

TƯ VẤN THÀNH LẬP CHI NHÁNH CỦA THƯƠNG NHÂN NƯỚC NGOÀI

Các công ty nước ngoài muốn hoạt động tại Việt Nam một cách hợp pháp trước khi tiến hành hoạt động phải đăng ký hoạt động chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Bộ Công Thương. Khác với thủ tục thành lập văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài thực hiện tại Sở Công Thương, việc thành lập chi nhánh do Bộ Công Thương quản lý. Cụ thể:

I.Căn cứ pháp lý

- Luật Doanh nghiệp 2014;

- Nghị định số 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam;

- Thông tư 11/2016/TT-BTC quy định biểu mẫu thực hiện Nghị định 07/2016/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam.


II. Nội dung tư vấn

1.Thương nhân nước ngoài được thành lập chi nhánh khi cần phải đáp ứng đủ các điều kiện nào theo quy định của pháp luật Việt Nam?

Thứ nhất, thương nhân nước ngoài đã hoạt động ít nhất 05 năm kể từ ngày được thành lập hoặc đăng ký;

Thứ hai, trong trường hợp Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài có quy định thời hạn hoạt động thì thời hạn đó phải còn ít nhất là 01 năm tính từ ngày nộp hồ sơ.

Thứ ba, nội dung hoạt động của Chi nhánh phải phù hợp với cam kết mở cửa thị trường của Việt Nam trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với ngành nghề kinh doanh của thương nhân nước ngòa

Trường hợp nội dung hoạt động của Chi nhánh không phù hợp với cam kết của Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài không thuộc quốc gia, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, việc thành lập Chi nhánh phải được sự chấp thuận của Bộ trưởng Bộ quản lý chuyên ngành.

Thứ tư, các trường hợp không được cấp giấy phép thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam:

– Không đáp ứng một trong những điều kiện trên;

– Thương nhân nước ngoài đề nghị cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh trong thời gian 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện, Giấy phép thành lập Chi nhánh tại Việt Nam do không hoạt động trong 01 năm và không phát sinh các giao dịch với Cơ quan cấp giấy phép; Không báo cáo về hoạt động của Văn phòng đại diện, Chi nhánh trong 02 năm liên tiếp; Không gửi báo cáo theo quy định tới Cơ quan cấp Giấy phép trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày hết hạn gửi báo cáo hoặc có yêu cầu bằng văn bản;

– Việc thành lập Văn phòng đại diện, Chi nhánh bị hạn chế theo quy định của pháp luật vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội và sức khỏe cộng đồng.

– Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.

2. Thời hạn của giấy phép thành lập Chi nhánh

- Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài có thời hạn 05 năm nhưng không vượt quá thời hạn còn lại của Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài trong trường hợp giấy tờ đó có quy định về thời hạn.

- Thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh được cấp lại bằng thời hạn của Giấy phép đã được cấp trước đó.

- Thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh được gia hạn thực hiện như quy định tại Khoản 1 Điều 9 của Nghị định số 07/2016/NĐ-CP.

3. Cơ quan có quyền cấp giấy phép

Bộ công thương là cơ quan cao cấp, cấp lại, sửa đổi, bổ sung, gia hạn, thu hồi Giấy phép thành lập Chi nhánh của thương nhân nước ngoài.

4. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh (theo mẫu) do đại diện có thẩm quyền của thương nhân nước ngoài ký;

b) Bản sao Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài;

c) Văn bản của thương nhân nước ngoài cử/bổ nhiệm người đứng đầu Chi nhánh;

d) Bản sao báo cáo tài chính có kiểm toán hoặc văn bản xác nhận tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế hoặc tài chính trong năm tài chính gần nhất hoặc giấy tờ có giá trị tương đương do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập cấp hoặc xác nhận, chứng minh sự tồn tại và hoạt động của thương nhân nước ngoài trong năm tài chính gần nhất;

đ) Bản sao Điều lệ hoạt động của Chi nhánh;

e) Bản sao hộ chiếu hoặc giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân (nếu là người Việt Nam) hoặc bản sao hộ chiếu (nếu là người nước ngoài) của người đứng đầu Chi nhánh;

g) Tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh:

– Bản sao biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận thuê địa điểm hoặc bản sao tài liệu chứng minh thương nhân có quyền khai thác, sử dụng địa điểm để đặt trụ sở Chi nhánh;

– Bản sao tài liệu về địa điểm dự kiến đặt trụ sở Chi nhánh theo quy định tại Điều 28 Nghị định này và quy định pháp luật có liên quan.

5. Điều kiện chung về hồ sơ cấp giấy phép thành lập của Chi nhánh

Các giấy tờ do cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp hay xác nhận phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và dịch ra tiếng Việt; bản dịch, bản sao phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Bản sao các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cấp hay xác nhận phải được công chứng theo quy định của pháp luật Việt Nam.

6. Thời hạn tiến hành cấp giấy phép

-Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thương mại hoàn thành việc thẩm định và cấp cho thương nhân nước ngoài Giấy phép thành lập Chi nhánh và gửi bản sao Giấy phép tới Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Sở Thương mại, cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan công an cấp tỉnh nơi Chi nhánh đặt trụ sở;

- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan cấp Giấy phép phải thông báo bằng văn bản để thương nhân nước ngoài bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

- Ngay sau khi hết thời hạn nêu trên mà không cấp Giấy phép thành lập Chi nhánh, Bộ Thương mại phải thông báo băng văn bản cho thương nhân nước ngoài về lý do không cấp giấy phép

7. Thông báo hoạt động

Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy phép Chi nhánh phải đăng báo viết hoặc báo điện tử được phép thành lập tại Việt Nam trong 03 số liên tiếp về những nội dung sau đây:

- Tên, trụ sở của Chi nhánh

- Tên, trụ sở của thương nhân nước ngoài

- Người đứng đầu chi nhánh

- Số, ngày cấp, thời hạn của Giấy phép thành lập Chi nhánh, cơ quan cấp

- Nội dung hoạt động của Chi nhánh.

Trong thời hạn quy định trên, Chi nhánh phải chính thức hoạt động và thông báo cho Bộ Thương mại và Sở Thương mại nơi Chi nhánh đặt trụ sở về việc mở cửa hoạt động tại trụ sở đã đăng ký.

8. Mở tài khoản

- Chi nhánh được mở tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ, bằng đồng Việt Nam tại Ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam phục vụ cho hoạt động của Chi nhánh.

- Trong trường hợp đặc biệt, chi nhánh được mở tài khoản tại Ngân hàng ở nước ngoài sau khi được ngân hàng nhà nước Việt Nam chấp thuận. Chi Nhánh có trách nhiệm báo cáo ngân hàng nhà nước Việt Nam về tình hình sử dụng tài khoản mở ở nước ngoài

- Việc mở, sử dụng và đóng tài khoản của Chi nhánh thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

III. Dịch vụ thành lập chi nhánh Công ty nước ngoài tại Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

- Tư vấn về lựa chọn tên chi nhánh, cách thức hoạt động chi nhánh;

- Tư vấn về lựa chọn ngành nghề kinh doanh của chi nhánh;

- Tư vấn về việc lập chi nhánh và ý nghĩa của việc lập chi nhánh;

- Tư vấn quy định sự khác nhau giữa chi nhánh và văn phòng đại diện.

- Tư vấn về pháp luật thuế đối với chi nhánh công ty nước ngoài;

- Tư vấn về hình thức tổ chức chi nhánh, ký hợp đồng lao động;

- Tư vấn về chức năng của chi nhánh công ty nước ngoài;

- Tư vấn về điều kiện thành lập chi nhánh công ty nước ngoài;

- Kiểm tra, đánh giá tính pháp lý của các giấy tờ của khách hàng cung cấp;

- Trên cơ sở các yêu cầu và tài liệu khách hàng cung cấp, chúng tôi sẽphân tích, đánh giá tính hợp pháp, sự phù hợp với yêu cầu thực hiện công việc;

- Đại diện cho khách hàng dịch thuật, công chứng các giấy tờ có liên quan;

- Đại diện hoàn tất các thủ tục cho Qúy khách hàng;

- Đại diện theo ủy quyền để thực hiện việc nộp hồ sơ thành lập chi nhánh;

- Theo dõi, kiểm tra hồ sơ thành lậpchi nhánh trong quá trình xin cấp phép;

- Nhận kết quả giấy phép hoạt động chi nhánh tại cơ quan cấp phép;

- Soạn thảo hồ sơ, biểu mẫu sau khi cấp phép chi nhánh;

- Khắc dấu chi nhánh, mã số thuế chi nhánh.

Trên đây là những ý kiến tư vấn của chúng tôi về Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam. Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam hân hạnh đồng hành cùng khách hàng trong việc giải quyết mọi vấn đề pháp lý. Hãy liên hệ với chúng tôi để được sử dụng dịch vụ tư vấn một cách tốt nhất.

(Nguyễn Hoa)

Để được tư vấn chi tiết xin vui lòng liên hệ:

Công ty Luật TNHH HTC Việt Nam

Địa chỉ: Tầng 15, Tòa nhà đa năng, Số 169 Nguyễn Ngọc Vũ, P. Trung Hòa, Q. Cầu Giấy, Hà Nội.

ĐT: 0989.386.729; Email: [email protected]

Website: https://htc-law.com; https://luatsuchoban.vn

---------------------------------------------

Xem thêm bài viết có liên quan:

Tư vấn thành lập văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Hà Nội

Thành lập chi nhánh của thương nhân nước ngoài

Luật sư tư vấn về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam



Gọi ngay

Zalo